Câu 1. Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật? Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2. Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái?.
Câu 3. Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn ?
Câu 4. Kể tên 5 loài động vật phát triển không qua biến thái, 5 loài phát triển qua biến thái hoàn toàn và 5 loài phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
Câu 5. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gậy hại cho cây trồng?
Câu 1:
- Sinh trưởng của động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
+ Phát triển của động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.
- Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển
Câu 2:
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái
+ Con non phát triển thành con trưở ng thành cần trải qua giai đoạn .
+ Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành
- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái
+ Con non có sự thay đổi đột ngột hình thái, cấu tạo và sinh lí mới biến đổi thành con trưởng thành.
+ Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.
Câu 3:
+ Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trường thành.
+ Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 4:
- Động vật phát triển không qua biến thái: Cá chép, rắn, bồ câu, chó, mèo, chuột, ...
- Động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn: Cánh cam, bướm, bọ rùa,...
- Động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn: bọ ngựa, châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, ếch, nhái, cóc, ve sầu,...
Câu 5:Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng vì:
+ Sâu bướm có đủ các enzim tiêu hoá nhưng lại thiếu enzim tiêu hoá chất xenlulôzơ.
+ Việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn thấp khiến sâu bướm cần ăn nhiều lá cây(dẫn đến việc cây cối, mùa màng bị phá hoại) để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
+ Khi trưởng thành trong người bướm chỉ có enzim để tiêu hoá saccarôzơ
+ Do cần năng lượng ít nên bướm trưởng thành chỉ hút mật hoa chứ không cần ăn lá cây.