K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

-  Giới thiệu Tác giả -> bài thơ

- Nội dung bài thơ:

+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.

- Phân tích từng câu thơ:

+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.

+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.

+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.

=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.

+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.

=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.

+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"

-> BPNT: 

--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.

--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.

- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 

+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.

+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.

- Tổng kết:

+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.

+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.

28 tháng 3 2020

Tình yêu thương của người ông đó là muốn được nhìn thấy người cháu của mình được vui vẻ khi chơi cùng mình , vì không muốn cháu phải buồn nên người ông đã cố tình chơi thua để cho đứa cháu được thắng hết keo này đến keo khác . Em cảm nhận được 1 sự yêu thương vô bờ bến của người ông dành cho đứa cháu của mình ,1 sự yêu thương đúng nghĩa và nếu không thể hiện được như bây giờ thì khi mất sẽ người cháu sẽ không cảm nhận được sự yêu thương của người ông dành cho đứa cháu của mình . (mik không biết đúng không nữa )

Chúc bạn học tốt !

25 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

-  Giới thiệu Tác giả -> bài thơ

- Nội dung bài thơ:

+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.

- Phân tích từng câu thơ:

+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.

+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.

+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.

=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.

+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.

=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.

+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"

-> BPNT: 

--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.

--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.

- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 

+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.

+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.

- Tổng kết:

+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.

+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.

“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Năm về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.
 
Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ:
 
“Sau khi vượt đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”
 
Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
 
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
 
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
 
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
 
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.
 
Cao Bằng với em và với nhiều người thì “xa xa ấy”. Nhưng Cao Bằng lại rất gần gũi với mỗi chúng ta, với mỗi con người Việt Nam. Vì Cao Bằng là biên cương, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc:
 
“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương”.
 
Đọc bài thơ, em càng thấy yêu cảnh trí núi non và con người Cao Bằng, càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam.

29 tháng 3 2020

Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
 
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
 
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
 
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
 
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.

28 tháng 1 2019

- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.

- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.

- Tham khảo đoạn văn:

Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).

22 tháng 11 2021

cho mình hỏi câu ghép trong này là câu mấy vậy

 

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay cho ta những thấu hiểu về tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên trên những thiếu thốn vật chất. Người bạn của nhà thơ đã từ rất lâu mới đến thăm. Theo lẽ thông thường, với người khách tới chơi, ắt hẳn sự tiếp đón của gia chủ phải tận tình lắm. Nhà thơ của chúng ta cũng tận tình, nhưng là sự tận tình của muôn vàn thiếu thốn. Mỗi hình ảnh, mỗi lời hàn huyên với bạn đều là lời nói về cái thiếu thốn, có mà như không. Một loạt những hình ảnh liệt kê được đưa ra giúp ta hiểu về sự khó xử của người chủ nhà. Mọi thứ đều ngăn cản cuộc tiếp đón nồng hậu với người bạn tới chơi. Căn nhà quê hương ngỡ tưởng đủ đầy hóa ra lại chẳng có gì để bạn bè được tụ họp. Những cá, những gà, cải, cà, bầu, mướp... Ta nghe tưởng chừng vô lí và lại muôn vàn có lí trong trường hợp này. Tình cảm nhà thơ với người bạn là sự mến thương vô cùng. TÌnh yêu thương, trân trọng ấy chính là bởi người bạn tới thăm nơi thôn quê của nhà thơ. Và dẫu cho có cho bạn thấy cái thiếu thốn thì tác giả cũng không ngại ngùng. Bởi lẽ, sự thân thiết ở họ là "ta với ta". Tình cảm gắn bó giữa đôi bạn tri kỉ làm ta thêm muôn phần trân trọng. Giọng điệu hóm hỉnh của nhà thơ nói cho ta câu chuyện về một tình bạn gắn bó, một tình bạn đẹp vượt trên muôn vàn những thiếu thốn bên lề. Nếu không có cái thiếu thốn muôn phần kia, thì biết đâu ,ta không thấy một cái ta với ta nồng hậu đến vậy! 

Quan hệ từ: Nếu..thì... 

14 tháng 11 2021

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay cho ta những thấu hiểu về tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên trên những thiếu thốn vật chất. Người bạn của nhà thơ đã từ rất lâu mới đến thăm. Theo lẽ thông thường, với người khách tới chơi, ắt hẳn sự tiếp đón của gia chủ phải tận tình lắm. Nhà thơ của chúng ta cũng tận tình, nhưng là sự tận tình của muôn vàn thiếu thốn. Mỗi hình ảnh, mỗi lời hàn huyên với bạn đều là lời nói về cái thiếu thốn, có mà như không. Một loạt những hình ảnh liệt kê được đưa ra giúp ta hiểu về sự khó xử của người chủ nhà. Mọi thứ đều ngăn cản cuộc tiếp đón nồng hậu với người bạn tới chơi. Căn nhà quê hương ngỡ tưởng đủ đầy hóa ra lại chẳng có gì để bạn bè được tụ họp. Những cá, những gà, cải, cà, bầu, mướp... Ta nghe tưởng chừng vô lí và lại muôn vàn có lí trong trường hợp này. Tình cảm nhà thơ với người bạn là sự mến thương vô cùng. TÌnh yêu thương, trân trọng ấy chính là bởi người bạn tới thăm nơi thôn quê của nhà thơ. Và dẫu cho có cho bạn thấy cái thiếu thốn thì tác giả cũng không ngại ngùng. Bởi lẽ, sự thân thiết ở họ là "ta với ta". Tình cảm gắn bó giữa đôi bạn tri kỉ làm ta thêm muôn phần trân trọng. Giọng điệu hóm hỉnh của nhà thơ nói cho ta câu chuyện về một tình bạn gắn bó, một tình bạn đẹp vượt trên muôn vàn những thiếu thốn bên lề. Nếu không có cái thiếu thốn muôn phần kia, thì biết đâu ,ta không thấy một cái ta với ta nồng hậu đến vậy!