Câu 18: Thành phần trạng ngữ của câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam” là ?
A. Ngót ba mươi năm. B. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời
C. Bôn tẩu bốn phương trời. D. Tính tình của một người Việt Nam.
Câu 19: Câu văn nào sau đây không có trạng ngữ?.
A. Hai giờ, thầy giáo giảng bài .
B. Thầy giáo giảng bài hai giờ .
C. Trên sân trường, các bạn đang luyện tập thể dục thật hăng say.
D Hôm sinh nhật tôi, bạn ấy không đến,mấy hôm sau tôi mới rõ lí do.
Câu 20: việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ dưới đây có tác dụng gì ?
A. Chuyển ý. B. Bộc lộ cảm xúc.
C. Tạo tình huống. D. Nhấn mạnh thời gian.
Câu 21.Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào?
A. Hoài Thanh. B. Phạm Văn Đồng. C. Đặng Thai Mai. D. Hồ Chí Minh.
Câu 22. Cho đoạn văn sau:“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”
Theo các em, nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá.
B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước
C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể
D. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý.
Câu 23. Thế nào là câu chủ động ?
A. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
C. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ, chủ ngữ.
Câu 24: Câu văn “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu rút gọn
B. Câu đặc biệt
C. Câu bị động
D. Câu đơn mở rộng thành phần
Biện pháp liệt kê
Biện pháp tu từ : liệt kê
Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.
TD: biện pháp liệt kê đã thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam dân dã , mộc mạc , chân thật qua các câu ca dao tục ngữ ,cùng với đó ,đồng thời biện pháp liệt kê cũng gợi tả được hình ảnh hoàn hùng của các danh địa Việt Nam : núi Trường Sơn , hồ Hoàn Kiếm, Đồng Tháp Mười