K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Này thì phải xem xét toàn diện mà Hùng.

VD: Trường hợp vừa thi chuyên vừa xét tuyển, vừa thi trường không chuyên vừa thi trường chuyên các bạn điền cả 2. Ngoài ra anh lấy hệ số cao nhất và hệ số thấp nhất, vẫn có bạn ghi hệ số 2 ấy em, mà hình như chưa bạn nào điền hệ số 3.

29 tháng 4 2020

Nguyễn Trần Thành Đạt e thì vừa thi không chuyên vừa xét tuyển, chỗ e hệ số 2 à :v

8 tháng 9 2018

5 khổ thơ Sắc màu em yêu:

Em yêu màu đỏ:

Như máu con tim,

Lá cờ Tổ quốc,

Khăn quàng đội viên.

Em yêu màu xanh:

Đồng bằng rừng núi,

Biển đầy cá tôm,

Bầu trời cao vợi.

Em yêu màu vàng :

Lúa đồng chín rộ,

Hoa cúc mùa thu,

Nắng trời rực rỡ.

Em yêu màu nâu:

Áo mẹ sờn bạc,

Đất đai cần cù,

Gỗ rừng bát ngát.

Em yêu màu trắng:

Trang giấy tuổi thơ,

Đoá hoa hồng bạch,

Mái tóc của bà.

3 Khổ thơ cuối Ê-mi-li con:

Nhân danh ai?

Bay đưa ta đến những rừng dày

Những hố chông, những đồng lầy kháng chiến

Những làng phố đã trở nên pháo đai ẩn hiện

Những ngày đêm đất chuyển trời rung...

Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng

Đến em thơ cũng hoá thành những anh hùng

Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ

Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!

Hãy chết đi, chết đi

Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!

Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi!

Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời

Của một người con. Của một con người thế kỷ

Ê-mi-ly, con ơi!

Trời sắp tối rồi...

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

Oa-sinh-tơn

Buổi hoàng hôn

Còn mất?

Đã đến phút lòng ta sáng nhất

Ta đốt thân ta

Cho ngọn lửa chói loà

Sự thật..........

a) Nước sông không phạm nước giếng

b) Con cóc là cậu ông trời

c) Râu ông nọ cắm cằm bà kia

d) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ (chứ không phải không ăn)

e) Ếch ngồi đáy giếng

g) Con sâu làm rầu nồi canh

tk cho mk nhá bạn

~~Học tốt~~

17 tháng 3 2022

Sau khi làm được 10 phút thì còn số thời gian phải quét vệ sinh sân trường là :

          30 - 10 = 20  ( phút )

Sau khi cử thêm 4 bạn học sinh thì số học sinh là :

         12 + 4 = 16 ( học sinh )

Tỉ số của 12 học sinh và 16 học sinh là :

         12 : 16 = \(\frac{3}{4}\)

Vậy các bạn học sinh tiếp tục quét sân trường thì sẽ xong sau :

          20 x \(\frac{3}{4}\)= 15  ( phút )

                   Đáp số : 15 phút

17 tháng 3 2022

có phải bảo châu học lớp 5a1 ko

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    18 tháng 2 2016

    woo! thật là khó đây ta. mình cũng là người khá được văn và anh theo mình nghĩ bạn nên đi thi môn anh bởi vì bạn đã từng trải qua nhiều cuộc thi đặc biệt là lọt vào vòng quốc gia mình nghĩ sẽ có nhiều phần trăm tin tưởng hơn vào môn anh , còn môn văn cho dù bạn học giỏi và đam mê nó nhưng bạn chưa có cơ hội từng trải qua thì hơi khó để đạt được điểm cao khi vào đội tuyển văn. mình có thể khẳng định rằng trong môn văn và môn anh bạn học giỏi môn anh hơn

    18 tháng 2 2016

    Bạn đam mê môn gì thì thi môn ấy đẻ mà có kinh nghiệm hơn nữa

    1.1 đơn vị thanh niên chuẩn bị số gạo đủ ăn trong 30 ngày . sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa . hỏi số gạo còn lại đó đơn vị sẽ đủ ănyrtrong bao nhiêu ngày .2.1 đơn vị bô đội chuẩn bị đủ cho 150 người ăn trong40 ngày , nhưng vì có 1 số người đến thêm nên anh quản lí tính ra số gạo đó chỉ đủ ăn trong 25 ngày .hỏi số người đến thêm là bao nhiêu ?3. một doanh trại có...
    Đọc tiếp

    1.1 đơn vị thanh niên chuẩn bị số gạo đủ ăn trong 30 ngày . sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa . hỏi số gạo còn lại đó đơn vị sẽ đủ ănyrtrong bao nhiêu ngày .
    2.1 đơn vị bô đội chuẩn bị đủ cho 150 người ăn trong40 ngày , nhưng vì có 1 số người đến thêm nên anh quản lí tính ra số gạo đó chỉ đủ ăn trong 25 ngày .hỏi số người đến thêm là bao nhiêu ?
    3. một doanh trại có 300 chiến sĩ có đủ lương thực ăn trong 30 ngày . được 15 ngày lại có thêm 200 chiến sĩ đến thêm . hỏi anh quản lí phải chia lươngthực như thế nào để cho mọi người đủ ăn trong 10 ngày nữa trong khi chờ đợi được bổ sung thêm lương thực ?
     nhớ trình bày bài giải và làm nhanh hộ mình nhé các bạn :3
       RẤT CẢM ƠN

    4
    11 tháng 8 2017

    Thử đặt chính mik vào vị trí của ng` khác

    Có ai nhìn thấy đống bài của bn mà bay vào giải đâu..

    11 tháng 8 2017

    1 đơn vị thanh niên chuẩn bị số gạo đủ ăn trong 30 ngày . sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa . hỏi số gạo còn lại đó đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày .

    Giải hẳn hộ mình 4 bài sau nhé mình cần gấp.(mình đang ôn để thi violimpic lớp 5) Vì còn 2 ngày là mình thi (nếu tính từ ngày 13 – 6 – 2018): b1:Một doanh trại có 300 chiến sĩ có đủ lương thực ăn trong 30 ngày. Được 15 ngày lại có thêm 200 tân binh mới đến. Hỏi anh quản lí phải chia lương thực như thế nào để cho mọi người ăn được 10 ngày nữa trong khi chờ đợi bổ sung lương...
    Đọc tiếp

    Giải hẳn hộ mình 4 bài sau nhé mình cần gấp.(mình đang ôn để thi violimpic lớp 5) Vì còn 2 ngày là mình thi (nếu tính từ ngày 13 – 6 – 2018): b1:Một doanh trại có 300 chiến sĩ có đủ lương thực ăn trong 30 ngày. Được 15 ngày lại có thêm 200 tân binh mới đến. Hỏi anh quản lí phải chia lương thực như thế nào để cho mọi người ăn được 10 ngày nữa trong khi chờ đợi bổ sung lương thực?

     

    b2:Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đó dơn vị ăn đủ trong bao nhiêu ngày, biết lúc đầu đơn vị có 90 người.

     

    b3:Một đơn vị bộ đội chuẩn bị một số gạo cho 50 người ăn trong 10 ngày. Nhưng 3 ngày sau đơn vị đó tăng thêm 20 người. Hỏi đơn vị cần chuẩn bị thêm bao nhiêu suất gạo nữa để cả đơn vị ăn đủ trong những ngày sau đó? (Số gạo mỗi người ăn trong một ngày là một suất gạo)

     

    b4:Hà đem số kẹo của mình chia cho các bạn mỗi bạn 6 cái, nhưng có 1 bạn không nhận nên mỗi bạn nhận được 8 cái kẹo. Hỏi Hà đã chia cho tất cả các bạn bao nhiêu cái kẹo?

     

    Mình cần gấp mình buồn ngủ rồi!!! (nhớ có bài giải) ☺☺☺

    3

    b1: sau 15 ngày, số lương thực đủ cho 300 người ăn trong:

    30-15=15(ngày)

    tổng số người cũ và người mới là:

    300+200=500(người)

    1 người ăn số gạo còn lại trong:

    15.300=4500(ngày)

    500 người ăn số gạo còn lại trong:

    4500:500=9(ngày)

                   Đáp số:9 ngày

    b2: số suất ăn chuẩn bị cho 90 người trong 30 ngày là:

    30.90=2700(suất)

    số suất ăn dành cho 90 người trong 10 ngày là:

    10.90=900(suất)

    số suất ăn còn lại là:

    2700-900=1800(suất)

    số người sau khi đến thêm là :

    90+10=100(người)

    số suất ăn còn lại đủ cho 100 người trong:

    1800:100=18(ngày)

    b3:số gạo đủ cho số người ăn trong 1 ngày là:

    50.10=500(người)

    số gạo đã ăn đủ cho số người ăn trong 1 ngày là :

    50.3=150(người)

    số gạo còn lại đủ cho số người ăn trong 1 ngày là :

    500-150=350(người)

    sau ngày thứ 3 thì có số người ăn là:

    50+20=70(người)

    số ngày còn lại là :

    10-3=7(ngày)

    số suất ăn cần cho 70 người là :

    70.7=490(suất)

    cần thêm số suất là:

    490-350=140(suất)

    b4:nếu có 1 bạn không nhận thì tổng số kẹo chia ra vẫn như cũ nhưng số người ít hơn 1 người88

    ít hơn 1 người mà số kẹo các bạn nhận được tăng thêm 2 cái

    Gọi số kẹo này là a;số bạn được chia là b

    a:b=6

    a:(b-1)=8

    nên b=4 và b-1=3

    vậy a cũng là số kẹo của bạn Hà có:

    8.3=24(cái kẹo)

    số bạn được nhận kẹo là b đã có là 3 (1 bạn không nhận)

    nhớ k cho mình nha mn

    Xin chào !!! em tên là Linh .Em rất thích chương trình tiếng anh 123 giúp em tốt hơn về khả năng nói và đọc ,nghe  .Em được học những bài học rất bổ ích nó khiến em chở nên học tốt hơn với các thầy Nick Veinot cô Renee Myers ,Vũ MInh thương,... còn cô giáo có nick giaovien3.tienganh123 luôn hỗ trợ khi em không biết làm bài hay giải cách đọc .Em rất quý các thầy cô!!! Em cảm ơn người đã sản xuất...
    Đọc tiếp

    Xin chào !!! em tên là Linh .Em rất thích chương trình tiếng anh 123 giúp em tốt hơn về khả năng nói và đọc ,nghe  .Em được học những bài học rất bổ ích nó khiến em chở nên học tốt hơn với các thầy Nick Veinot cô Renee Myers ,Vũ MInh thương,... còn cô giáo có nick giaovien3.tienganh123 luôn hỗ trợ khi em không biết làm bài hay giải cách đọc .Em rất quý các thầy cô!!! Em cảm ơn người đã sản xuất ra Tiếng Anh 123 cảm ơn nhiều lắm !!!Tiếng anh 123 đã giúp em được những bông hoa điểm 10 nghững lời khen của thấy cô trên lớp và các bạn em tự hào lắm . Em cũng đã giới thiệu chương chình này với thấy cô và bạn bè cách em học tập để giỏi môn tiếng anh thê nên mọi người đều xin bố mé cho mua thẻ để học em sẽ loan tin cho tất cả mọi người biết để học hỏi trong Tiếng Anh 123.Em yêu tiếng anh 123 lắm.Cảm ơn chúc các thầy cố có sức khỏe tốt để giúp chúng em học những bài học bổ ích hơn.Em tự hào vì là 1 học sinh của tiếng Anh 123

    5

    me too

    You can send my good words to teachers you and I also study in the same program

    7 tháng 11 2017
    1. ồ vậy sao ??