Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. Xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chùng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước thời cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế để không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
1.Văn bản được viết theo thể loại nào?
2. Xét về mạt cấu tạo, hai câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu j ?
3.Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng?
4. Viết đoan văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.
1. Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại gì?
Thể loại tự sự
2. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của văn bản?
Nhan đề của văn bản: Sống chết mặc bay
Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
3. Xác định và nêu tác dụng của 1 phép liệt kê có trong đoạn trích.
Câu sử dụng liệt kê:"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột."
Tác dụng: giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật lên hình ảnh thống khổ,đáng thương của người dân => Làm tăng thêm sự căm phẫn đối với bọn "quan phụ mẫu"
4.Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích. Đoạn văn có sử dụng thích hợp 1 câu bị động ( có chú thích gạch chân)
Trong đêm mưa gió tầm tã, nước sông dâng lên dữ tợn như cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, sức người chẳng thể địch lại sức trời, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết kêu ai, than ai? Bởi quan phụ mẫu ở cách đó chẳng bao xa, nhưng ngài còn đang dở cuộc vui, chơi nốt ván tổ tôm với các vị quan khác. Người đứng đầu ấy chẳng mảy may lo cho dân cho nước mà còn đang bận hưởng thụ những thú vui bài bạc, ăn uống xa hoa. Tác giả đã diễn tả sự đối lập ngày càng tăng lên làm nổi bật nỗi thống khổ của người nông dân: một bên là cảnh náo loạn, gấp gáp, khẩn trương còn ở trong đình làng là thú vui, thong dong, nhàn nhã. Và khi nỗi lo của người dân đã thành sự thật, đê vỡ, họ như tuyệt vọng kêu cứu thì quan vẫn mắng và dọa sẽ bỏ tù. Nhà tù là nơi để giam giữ những kẻ hại dân nhưng ở đây là là giam giữ những kẻ cắt ngang cuộc vui của quan. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, quan lại mải mê ăn chơi sa đọa và đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.