BÀI TẬP: Đọc - hiểu (khối 10)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?".
( Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn trích?
Tác dụng của những biện pháp tu từ ?
Câu 3. Nếu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Từ đoạn thơ trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam hôm nay.
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ ở đoạn thơ trên là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2:
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ: Ngàn dâu.
+ Điệp từ: cùng, thấy
+ Phép đối: Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy.
+ Ẩn dụ: Ngàn dâu xanh ngắt
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Tác dụng:
+ Phép đối: thể hiện sự thương nhớ, ngóng trông của người chinh phụ
+ Điệp ngữ: nhấn mạnh nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người chinh phụ.
+ Ẩn dụ làm cho câu văn them sinh động.
+ Câu hỏi tu từ: tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ thương.
Câu 3: Nội dung: nỗi lòng của người vợ khi chồng đi lính.
Câu 4: Trong suốt bề dài lịch sử , người phụ nữ đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc ta từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngày nay, trái ngược với thời phong kiến người phụ nữ là những công dân bình đẳng trong cộng đồng xã hội, sống có trách nhiệm với cộng đồng, có hoài bão và nỗ lực trong công việc. Sự đóng góp thầm lặng ấy đã dần kết tinh thành những phẩm chất đạo đức tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới: “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang. Vì vậy chúng ta rất cần nên trân trọng những vẻ đẹp ấy.