Theo em, bài “Hịch tướng sĩ” có sức thuyết phục nhờ những yếu tố nào? (Gợi ý: nghệ thuật lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục…). Sau khi tìm ý, học sinh viết thành một đoạn văn hoảng 10 dòng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hịch tướng sĩ có lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu hình tượng cảm xúc , do đó có sức thuyết phục cao.
Để khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược được thể hiện thông qua các lập luận.
- Khích lệ lòng căm thù ngoại xâm, nỗi nhục của kẻ mất nước.
- Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, ý thức ân nghĩa thủy chung.
- Khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước cũng là vì chính mình.
- Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng trước điều hơn lẽ thiệt.
→ Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ, đồng thời khẳng định tình yêu nước tha thiết.
Hịch tướng sĩ là một hồi trống trận giục giã 3 quân , tướng sĩ học tập binh thư ; tập rèn võ nhệ ; mài sắc giáo mác , cung tên để chuẩn bị cho một cuộc chiến quyết thắng với kẻ thù . Bì hịch khích lệ và thuyết phục bởi nó vừa chặt chẽ sắc sảo trong lập luận , lại vừa hình tượng , cảm súc và lôi cuốn trong mỗi lời văn .
Hịch ướng sĩ bao gồm một hệ thống luận điểm được tổ chức một cách chặt chẽ , công phu . Bài hịch mở đầu không có phần đặt vấn đề mà mở đầu theo kiểu trực ngôn .những câu văn rắn rỏi và mạnh mẽ ngay từ đầu đã thể hiện cái khí phách của vị tướng quân .
đoạn văn sử dụng lối lập luận theo kiểu vấn đáp . nhũng tấm gương anh hùng đã được sử sách ghi danh liên tiếp chồng lớp mà tạo thành ý chí của doạn văn . lời lẽ của Tần Quốc tuấn khẳng khái và thúc dục khiến người nhe nhất là tướng sĩ không ít người cảm thấy hổ thẹn vì thân là đấng trượng phu mà chưa làm nên công trạng gì cho đất nước , non sông
đoạn văn kế tiếp vừa là lời tâm sự chân tình của vị đại tướng quân vừa là bảng cáo trạng tội ác dã man và phi nghĩa của kẻ thù . những câu văn bồi hồi xúc động như :"ta thường tới bữa quyên ăn , nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ...'chawcs chắn sẽ có một sức truyền cảm lớn lao . lời văn giục giã có khi lại hoà trong những lời phê phán :'nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo , thấy nước nhục mà không biết thẹn ....hoặc lấy việc chọi gà làm vui , lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển...". những hành động không xứng đáng với một đấng trượn phu như thế tất sẽ dẫn đến cảnh ' chawngr những thân ta kiếp nay chịu nhục , rồi đến trăm năm sau , tiếng dơ không rửa , tên xấu còn lưu , mà đến da thanh các ngươi kungx khỏi mang tiéng là tướng bại trận ". những câu văn vừa giàu hình ảnh , vừa giàu cảm súc đăng đối hài hoà đúng theo lối văn biền ngẫu . hình ảnh và ý tứ hoà hợp vào nhau làm rõ mối quan hệ nguyên nhân , kết quả . từ đó mà đoạn văn khơi lên quyết tâm sắt đá , khơi lên lòng câm hận và khát khao ' ruwar mối thù chung
sau khi tạo được thế và lực vững chắc cho lòng quân trong phần sau của bài hịch , trần quấc tuấn vận hết bút lực để viết những lời văn an ủi vỗ về . những lời văn ấy càng tạo thêm niềm tin bền vững để ba quân quyết chí xông lên " như vậy chẳng những thái ấp ấy của ta mãi mãi vững bền , mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chân , mà vợ con các ngươi cũng được bách niên gia lão ....". lời văn của trần quốc tuấn khéo léo tài tình . ở đó trách nhiệm hay nghĩa vụ , niềm vui hay nỗi buồn của vị tướng quân bao giờ kungx gắn cùng binh sĩ . nó tạo nên một sự hoà đồng và sức cổ vũ lớn lao . người chiến sĩ chắc chắn sẽ cảm thấy vinh quang hơn , có trách nhiệm hơn khi được cùng vị chủ soái " chung lưng đấu cật '' ganhs vác giữ gìn non sông đất nước.....
- Tác giả đã dùng lối lập luận thật chặt chẽ, sắc bén như: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc; Chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết; tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai…”
Đó là những điều hiển nhiên, ai cũng phải công nhận là đúng. Những lời phê phán mạnh mẽ được nêu lên dồn dập, kế tiếp giống như hàng loạt đạn bắn liên tục vào mục tiêu là các lối sông sai trái, hèn nhát, hưởng lạc và tư lợi.
– Trong bài văn, lối lập luận chặt chẽ, sắc bén đó luôn kết hợp với lời văn giàu hình tượng, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao như:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dầu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
"… Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão (bách niên giai lão là cùng thọ trăm năm); chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền (đắc chí là thỏa chí vì đạt được điều mong ước); chẳng những danh hiệu ta không bị mai một (mai một là bị chôn vùi, bị mất đi), mà tên họ các ngươi củng sử sách lưu thơm…”.
Ta thấy như bài văn đã được viết bằng máu hòa nước mắt của tác giả và lời văn sôi nổi tâm huyết cứ ào ào tuôn chảy dưới ngọn bút kì tài. Cũng chính vì thế mà bài văn đã trở thành một sức mạnh vật chất góp phần làm cho quân ta đánh thắng giặc Nguyên Mông sừng sỏ nhất vùng châu Á thời bấy giờ. Cũng chính vì thế mà tác phẩm giàu tính chất hùng biện, giàu sức thuyết phục này đã trở thành một bản hùng văn trong lịch sử văn học dân tộc.
a. Lập luận chặt chẽ, sắc bén
Nội dung bài hịch được chia làm phần, mạch lạc, rõ ràng,
Phần 1: Nêu gương những người trung thần nghĩa sĩ
Phần 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù -> khơi gợi lòng căm thù
Phần 3: Phê phán những hành động, thái độ thờ ơ của quân sĩ.
Phần 4: chỉ rõ con đường đánh giặc.
=> Mục đích được thể hiện rõ ràng qua bố cục như vậy: Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của tướng sĩ; không thờ ơ với vận mệnh quốc gia, dân tộc; học tập Binh thư yếu lược để giúp nước.
b. Giàu hình tượng, cảm xúc
- Giọng điệu của tác giả thay đổi khéo léo, lúc ân cần, chân thành, khi khảng khái, nghiêm khắc.
- Dẫn chứng lí lẽ sâu sắc, có trọng lượng.
- So sánh giữa hai bên chính tà, ranh giới giữa hai cực chính – bại.
- Hình ảnh giàu tính tưởng tượng
=> Áng văn đầy thuyết phục cả lí và tình
Đặc sắc nghệ thuật góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản:
- Thủ pháp so sánh tương phản : Làm nổi bật hình ảnh đau thương người dân mất nước >< hình ảnh ngang ngược, tàn bạo của giặc Nguyên- Mông.
- Thủ pháp trùng điệp- tăng tiến được kết hợp với thủ pháp so sánh- tương phản nhằm tạo giọng điệu hùng hồn, trùng điệp, khắc vào tâm trí người đọc.
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn đanh thép.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp ý…
- Linh hoạt trong cách sử dụng giọng điệu trong văn bản.
→ Nghệ thuật lập luận sắc bén, linh hoạt kết hợp với các thủ pháp tiêu biểu, lời lẽ khi tha thiết, khi nghiêm nghị nhằm tạo ra áng văn chính luận đanh thép, có sức thuyết phục cao.
Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ bề ngoài của mỗi người cũng phần nào thể hiện tính cách của người đó. Trang phục cũng thể hiện văn hóa của mỗi người. Vậy mà hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Người xưa đã dạy: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh sống riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội, dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng trở nên lố bịch, cạch cỡm. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hòa vào cộng đồng. Bởi thế, một nhà nghiên cứu văn hóa đã nói: Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện. Thế mới biết, trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức thì đó là trang phục đẹp.
Thế mà hiện nay có một số bạn đang đua đòi với lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện gia đình mình. Như chúng ta thấy, ở trong trường học, có bạn đã dứt bỏ những chiếc áo đồng phục trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ bằng tiếng nước ngoài và sau lưng là hình ảnh diễn viên của một bộ phim đang ăn khách hay một ca sĩ nổi tiếng, điều đó hoàn toàn không phù hợp với tư cách một người học sinh. Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè.... Có bạn đòi mẹ mua bằng được chiếc quần Jean hàng hiệu đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là những chiếc quần xé gấu, thưng gối, chắp vá đủ màu. Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng... Có những bạn còn là học sinh lớp 8, 9 mà đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, nhuộm, ép đủ kiểu. Các bạn đua đòi chạy theo những mốt thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa mà cứ ngỡ là như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. Và có lẽ bạn vẫn tưởng rằng sự sành điệu, văn minh ấy sẽ làm cho mình trở thành con người thức thời hơn, hiện đại hơn.
Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Không phải ai cứ khoác lên mình chiếc áo của thầy tu thì sẽ trở thành thầy tu. Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó có phải là thầy tu thật sự hay không. Chắc các bạn vãn còn nhớ lớp kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” chứ? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh mà lại học đòi làm sang. Ông cứ tưởng chỉ cần khoác lên mình bộ lễ phục quý tộc thì sẽ trở thành người cao quý, còn “cứ bo bo cái kiểu trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do bản chất ngu dốt và mê muội, ông ta đã tự biến mình thành 1 trò hề với bộ lễ phục may hoa ngược và ngắn cũn cỡn.
Có vậy mới thấy sự văn minh, sành điệu không đến từ những gì bạn mặc trên người hay mốt này mốt nọ mà đến từ những hiểu biết của bạn, từ cách hành xử của bạn với mọi người xung quanh. Việc chạy theo các một ăn mặc ấy có rất nhiều tác hại. Có những bạn quên cả việc học, suốt ngày chỉ chăm chút cho trang phục của mình, kết quả là học hành sa sút, còn ngoại hình thì không còn là dáng vẻ của một học sinh cấp 2 nữa. Tại hại hơn nữa là sự đua đòi của các bạn ấy còn làm đau đầu cha mẹ, thầy cô. Những mốt quái dị đó đã làm tiêu tốn không ít tiền của bố mẹ, làm cha mẹ buồn phiền. 1 “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là không thể chấp nhận được. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó không phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình. Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi.
Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. Có gì không đẹp khi khoác lên mình những bộ đồng phục tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học? Có gì không văn minh khi khoác lên mình chiếc áo đồng phục xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp? Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Chúng ta phải tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp và nên chọn những trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp ta chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống. Người ta nói “ăn cho mình, mặc cho người”. Trang phục không có pháp luật nào quy định nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đã là học sinh thì phải chọn trang phục giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với quy định của nhà trường - đó cũng chính là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn. Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta đều là một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, đều là những đứa con ngoan, những người trò giỏi. Hãy giữ gìn vẻ đẹp tuổi học trò bằng những tà áo trắng tinh khôi, bằng sự giản dị, thuần khiết, bằng cách xây dựng một môi trường học đường lành mạnh.
Tham khảo:
Câu 2:
Bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao:
- Lập luận chặt chẽ: Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ đượ đưa ra mộ cách dồn dập :"“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào "
- Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao:
-
- Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm :" uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";
- Hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."
- Những hình ảnh dễ hiểu : cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc...
=> Bài hịch tướng sĩ được viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Chính vì thế bài Hịch trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc