K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu là người như thế nào? *Gợi ý: - Qua lời giới thiệu của tác giả thì Ngô Tử Văn là người như thế nào? - Qua lời nhận xét của những người cùng thời thì Ngô Tử Văn là người như thế nào? Câu 2: Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền? Qua việc làm của NTV em có đánh giá gì về con người này? Câu 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện...
Đọc tiếp

Câu 1Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu là người như thế nào?
*Gợi ý:
- Qua lời giới thiệu của tác giả thì Ngô Tử Văn là người như thế nào?
- Qua lời nhận xét của những người cùng thời thì Ngô Tử Văn là người như thế nào?
Câu 2: Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền? Qua việc làm của NTV em có đánh giá gì về con
người này?

Câu 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.Chàng vốn
khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn
khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời
nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của
Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong
dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.
Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vung tay không cần
gì cả.
( Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10,Trang 56,Tập II,
NXBGD 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản ?
2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
3/ Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả
nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn?
Câu 4
Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong Chụyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn
Dữ), hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ cùa anh/chị vế cuộc
chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người.

2
4 tháng 4 2020

số 4. cuối cùng là câu 4 nhé

4 tháng 4 2020

câu 1: nhân vật Ngô Tử Văn là một người cương trực, dũng cảm, yêu chính nghĩa, kiên cường, giàu tinh thần dân tộc, bản lĩnh, sáng suốt, quyết tâm chống lại cái ác.

- Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

- Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

câu 2:

- Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.

- Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

→ Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn

câu 3:

1. - giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

- kể về sự tức giận trước việc tác oai tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn

2. tự sự

3. - lòng dũng cảm, cương trực của con người vì dân, vì nước

- tinh thần dân tộc bất khuất: tiêu diệt hồn của tên tướng giặc, lúc sống hại dân ta mà lúc chết cũng hại dân ta; bảo vệ người có công với đất nước: Thổ Công từng giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm

4. -Nội dung : Từ đức tính cương trực của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến
đức tính cương trực trong cuộc sống. Cụ thể :
+ Giải thích: Cương trực là cứng cỏi và ngay thẳng. Người cương trực là người
giữ mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.
+ Ý nghĩa của đức tính: cương trực thể hiện một con người mạnh mẽ, không run
sợ trước cái ác, cái xấu. Vì thế, họ luôn có niềm tin làm nên chiến thắng, vượt qua mọi
thử thách của hoàn cảnh, biết đấu tranh đến cùng trước những thế lực xấu xa.
+ Phê phán lối sống giả tạo, nhụt chí, yếu hèn
+ Bài học nhận thức và hành động cho bản thân : hiểu được ý nghĩa của đức tính
cương trực, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

20 tháng 6 2018

1. Từ đầu đến "Đẹp quá".

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...

4. - Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)

+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

28 tháng 2 2022

b1:

Sự cương trực của chàng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,... Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng.

b2:

Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn". Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng.

b3: Ở 2 chi tiết rõ ràng nhất là:

- Diễn biến:

+ Chặng 1:  Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương 

   > Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn 

    >Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

+ Chặng 2:

  >  Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.

   > Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. 

   >Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> xử cho Tử Văn thắng kiện. -     > Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

14 tháng 11 2017

1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!

  -  Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.

2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:

  -  Ngực nở vòng cung.

  -  Da đỏ như lim.

  -  Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.

  -  Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

  -  Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.

4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.

  - Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:

  a)  Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)

  b)  Thân bài:

 - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).

 - Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)

 c)  Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

8 tháng 3 2023

- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

13 tháng 12 2022

1.Phong trào văn hóa Phục hưng có tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào?

=> 

- Kinh tế : Quan hệ sản xuất tư bản công nghệ xuất hiện

- Xã hội : Giau cấp tư sản ra đời , có thế lực  về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội 

 

2. Giới thiệu một sô thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX?

=> 

Tôn giáo : Đạo Hin- đu , đạo Phật và đạo Hồi 

chữ viết - chữ Phạn 

Văn học : đã dạng , phong phú ( thơ ca , lịch sử , kịch thơ , truyện thần thoại , ... ) 

kiến trúc - điêu khắc :  chịu ảnh hưởng của 3 tôn giáo lớn : Hinđu giáo , Phật giáo và Hồi giáo 

14 tháng 12 2022

3 :>?

Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0
3 tháng 12 2021

2.

- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.

 

3.trong đêm thănh vắng, ông nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay vì mải làm ăn mà lãng quên.

 

26 tháng 11 2017

Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.