K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phù quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
Về quân sự, tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
Trên lĩnh vực y học, người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân. Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể. Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu

Văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật thời Trần phát triến đó là do sự quan tâm của nhà nước (có những chính sách đúng và biện pháp cụ thể),

Do kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.



30 tháng 9 2016

Câu 1: Thời Minh Thanh là thời phát triển thịnh đạt nhất. Vì thời kì này thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện mầm móng tư bản chủ nghĩa như nhiều xưởng dệt, gốm được chuyên môn hóa; có nhiều nhân công là việc. Ngoại thương phát triển: trao đổi buôn bán với nước Đông Nam Á, Ả Rập, Ba Tư

Câu 2: Thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật mà em thích nhất là la bàn. Vì:La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải. (chúc Bạn Học Tốt) nhớ click đúng cho mình nha leuleu 

2 tháng 10 2016

camon kk

 

14 tháng 11 2021

Giúp mình với mình đang cần gấp

 

14 tháng 11 2021

Tham khảo!

C1:

 Những cuộc phát kiến địa lí lớn:

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

-C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Ý nghĩa:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. 

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

24 tháng 9 2018

+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. 
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. 
Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). 
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An… 
+Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa. 
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc. 
Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. 
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. 
- Sự tiếp thu có chọn lọc mang bản sắc đặc trưng riêng của văn minh Đại Việt. 
+ Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi. 
+ Văn hoá dân gian: 
Văn học truyền miệng: ca dao, tục ngữ, hò, vè. 
Trò chơi dân gian: đánh phết, đánh đu, chọi trâu, lò cò, ô ăn quan... đến nay vẫn còn bắt gặp, nhất là trong ngày hội làng. 
Trong dân gian đã nung đợc nhiều loại men gốm bền đẹp: men ngọc, men hoa nâu, men nhiều màu. 
+ Hội hoạ: Tranh Đông Hồ

2 tháng 11 2018

+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. 
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. 
Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). 
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…