Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua hai nhân vật : Tnú ( Rừng Xà nu- Nguyễn Trung Thành) và Việt ( Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi-)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA TNÚ VÀ VIỆT :
a. NHÂN VẬT TNÚ :
- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.
- Tnú rất gắn bó với cách mạng :
+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng.
+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.
+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...
+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.
- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng, gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...
- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .
b. NHÂN VẬT VIỆT :
- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.
- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn, nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :
+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.
+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.
+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.
+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.
- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.
3. VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ :
- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.
- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .
4. ĐÁNH GIÁ :
- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :
+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.
+ Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.
⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau .
Chúc bn học tốt
Bài làm
Bạn vào đây để tham khảo nhé
Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú SGK Ngữ văn 12
# Chúc bạn học tốt #
Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:
a, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, đau thương để chiến đấu lại kẻ thù xâm lược
- Đều là những con người sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, dân tộc
+ Tnú là người con của Xô- man, nơi từng người dân đều theo cách mạng, bảo vệ cán bộ, nơi có truyền thống đánh giặc
+ Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ
- Họ chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.
+ Tnú chứng kiến vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay
+ Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, ma chết vì đạn giặc
→ Nhưng đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam
- Họ đều phẩm chất anh hùng, bất khuất, là con người Việt Nam kiên trung:
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị bắt được, tra tấn dã man vẫn công khai. Anh vượt trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé, trước kẻ thù Việt vụt lớn, chững chạc
- Chủ nghĩa anh hùng: thể hiện qua nhân vật (dân làng Xô- man), gia đình Việt Chiến.
b, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua sức sống bất diệt của người Việt
+ Dân làng Xô Man giống như xà nu kiên cường, bất khuất, tiếp nối nhau chống giặc ngoại xâm
+ Ông nội và cha mẹ đều bị giặc giết hại, chị em Chiến Việt xung phong đi lính chiến đấu thực hiện lí tưởng gia đình
→ Sự tiếp nối, kế thừa làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người, giúp họ chiến đấu vượt qua nhiều khó khăn, đau thương, mất mát
c, Chất sử thi trong truyện ngắn: góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ Đề tài: Cuộc chiến đấu của dân tộc chống kẻ thù xâm lược
+ Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt trong kháng chiến chống Mĩ
+ Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng chiến đấu
+ Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng
→ Hai truyện ngắn bản hùng ca thời đại đánh Mĩ
I. Mở bài:
- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”
II.Thân bài:
1. Nét chung: Họ đều là những người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.
2. Nét riêng:
a. Cụ Mết:
- Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ
- Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.
- Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.
-Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.
b. Tnú:
- Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.
- Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.
- Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.
+ Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.
- Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.
c. Dít:
- Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.
-Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.
* Đánh giá:
- Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.
III. Kết bài:
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.
1.Nhân vật Cụ Mết.
– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.
– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.
– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.
2. Nhân Vật T Nú
– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.
– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.
– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.
– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.
– Được cụ mết nuôi từ nhỏ, anh cũng là người luôn hết lòng vì dân, anh theo cụ mết đi nuôi những người cán bộ từ đó trong anh cũng nảy sinh ra mình cần là một người cán bộ yêu nước, khi lớn lên anh lập gia đình tên giặc đã giết chết những người thân của anh, sự đau đớn đó đã biến thành một sức mạnh của việc trả thù cho đất nước và cho người thân của mình, anh tham gia vào quân đội và giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn. Sự căm thù đó xuất phát từ lòng yêu thương vợ con và là một người chiến sĩ yêu nước.– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.
– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.
3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.
– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.
– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng có những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút kì lạ. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn đặc sắc, để lại trong lòng mỗi người đọc chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.
Truyện không có những tính cách phi thường, những chiến công vang dội...như ta đã bắt gặp trong nhiều truyện ký viết nhiều về chiến tranh thời chống Mỹ. Nguyễn Thành Long có một lối viết nhẹ nhàng nhiều chất thơ; thiên nhiên hiện hình dưới một màu áo trữ tình ấm áp lòng người đến lạ lùng. Đó là những người lao động bình thường, đáng mến, rất vĩ đại.
Bốn con người được nhà văn nói đến, già có, trẻ có, trai có, gái có, ngoài bác lái xe ra, ba nhân vật còn lại là những tri thức xã hội chủ nghĩa: ông họa sĩ, anh cán bộ khoa học và cô kỹ sư mới ra trường. truyện hầu như không có cốt truyện; thế mà cuộc gặp gỡ giữa họ khó phai mờ trong tâm trí của chúng ta
Bác lái xe tốt bụng, vui chuyện như một nhân vật dẫn chuyện nhưng làm ta khó quên. Ông họa sĩ già từng trải, xin an hem cơ quan hoãn " bữa tiệc "để đi chuyến đi thực tế "cuối cùng lên tây bắc trước lúc về hưu" Ngòi bút " như là một quả tim nữa của ông suốt đời ông " đi" và " vẽ ", ông " Khao khát " nghệ thuật vì thế mà ông thêm yêu cuộc sống, yêu thêm con người. Nửa giờ ông trò chuyện với thanh niên, và thái độ chân tình của ông đối với cô kỹ sư như tình " cha con " , làm ta cảm phục và yêu kính ông , vì ông là một nghệ sĩ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một nhân cách đẹp có đời sống nội tâm phong phú.
Anh thanh niên là nhân vật được tác giả dành cho nhiều ưu ái, miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp. Về ngoại hình, anh có "tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ". Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm sương mù lạnh lẽo. Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người. Anh làm công tác khí tượng "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc dự báo thời tiết trước hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh lấy số liệu và báo cáo về "nhà" thật chính xác. Những đêm mưa tuyết, lạnh cóng, anh vẫn cắm đèn bão ra vườn lúc một giờ sáng, gian khổ không thể nào nói hết. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây xốp trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta bắn hạ được nhiều máy bay Mỹ. "Người cô độc nhất thế gian mà như vậy ư?
Giá trị đích thực ở anh là lẽ sống đẹp. Anh rất "thèm" người, nhưng không phải là "nỗi nhớ phồn hoa nơi đô thị". Anh luôn tự hỏi mình: "mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Một ý thức trách nhiệm làm ta cảm phục. Anh biết lấy sách để "trò chuyện", để học tập tiến bộ, trau dồi kiến thức. Anh nói về mình hồn nhiên, khiêm tốn. Anh không muốn ông họa sĩ vẽ chân dung mình. Anh ca ngợi ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ khoa học lập bản đồ sét, và theo anh, đó là "những con người làm việc là lo nghĩ.....cho đất nước".
Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy củ tam thất. Anh tặng cô kỹ sự lên thăm "nhà" mình một bó hoa rõ to và đẹp. Anh gửi các vị khách một làn trứng để ăn trưa. Toàn là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau món quà ấy là cả một tấm lòng cao cả, đầy tình người. Anh là một trí thức có lối sống ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương.
Cô kỹ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng. Cử chỉ cô "ôm bó hoa vào ngực", cô lắng tai nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi tự trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn - Mới bước vào đời gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để tự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, "về con đường cô đang đi tới": cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.
Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và ngập tràn tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên "một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra... những nhận xét nho nhỏ như khẽ nhắc người đọc" (Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vị của cuộc sống.
Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: "Cháu thấy cuộc đời đẹp quá !". Quả vậy, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về "một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời...".
Đáp án A
- Sau năm 1954, đặc biệ là từ năm 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giệt hại,…
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ – Diệm diễn ra gay gắt, yêu cầu cần phải có một biện pháp quyết liệt hơn để khắc phục khó khăn, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.
- Trước tình hình đó, Nghị quyết 15 của Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Nghị quyết này như nắng hạ gặp mưa rào, “ý Đảng lòng dân hợp nhau” nên đã thổi bùng lên phong trào “Đồng khởi” diễn ra mạnh mẽ.
Giúp mình viết bài này vs mn