K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                                           Bàng thay lá   Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang...
Đọc tiếp

                                                                                           Bàng thay lá

   Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ, trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên cây. 

                                                                                                                                                             Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Đoạn văn tả cây bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường có gì đáng chú ý?

A .Tác giả miêu tả sự biến đổi của sắc lá theo từng mùa trong năm.

B .Tác giả miêu tả thời kì sinh trưởng của lá: lá non, lộc non đỏ đọt, lá đã già khoác lớp áo lục non.

C .Tác giả miêu tả sự già cỗi, ẩn mình của cây bàng trong mùa đông.

D .Tác giả miêu tả cây bàng từ khi ra hoa tới khi kết quả.

 

 

3
28 tháng 3 2020

Đ​á​p á​n B nhé​ bạn

Trả lời :

B.Tác giả miêu tả thời kì sinh trưởng của lá: lá non, lộc non đỏ đọt, lá đã già khoác lớp áo lục non. 

# chúc bạn học tốt ạ #

                                                                                                 Bàng thay lá  Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng...
Đọc tiếp

                                                                                                 Bàng thay lá

  Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ, trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên

                                                                                                                                                                Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

 

Đoạn văn tả cây bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường có gì đáng chú ý?

A .Tác giả miêu tả cây bàng từ khi ra hoa tới khi kết quả.

B .Tác giả miêu tả sự biến đổi của sắc lá theo từng mùa trong năm.

C .Tác giả miêu tả sự già cỗi, ẩn mình của cây bàng trong mùa đông.

D .Tác giả miêu tả thời kì sinh trưởng của lá: lá non, lộc non đỏ đọt, lá đã già khoác lớp áo lục non.

8
28 tháng 3 2020

Đáp án : D

28 tháng 3 2020

Tự hỏi tự trả lời.

Đề bài : Tả cây bàng ở trên sân trường ema. Mở bài:Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).• Cây bàng do ai trổng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).• Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua tám mùa hoa nở).b. Thân bài:• Tả bao quát:- Dáng cây to, cao.- Tán cầy rộng.- Cây bàng như...
Đọc tiếp

Đề bài : Tả cây bàng ở trên sân trường em

a. Mở bài:

Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).

• Cây bàng do ai trổng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).

• Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua tám mùa hoa nở).

b. Thân bài:

• Tả bao quát:

- Dáng cây to, cao.

- Tán cầy rộng.

- Cây bàng như một cụ già lom khom.

• Tả chi tiết:

- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.

- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng rất đẹp.

- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.

- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.

- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.

- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.

- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.

- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...

• Tả vẻ đẹp của cây bàng qua từng mùa:

- Mùa xuân:

+ Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn.

+ Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn.

+ Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt phủ kín cây bàng.

- Mùa hạ:

+ Cây bàng xanh um lá.

+ Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi.

+ Những chú chim đua nhau làm tổ.

- Mùa thu:

+ Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắt, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng

+ Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu, có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.

- Mùa đông:

+ Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi, những cái u trên thân trơ ra với gió đông lạnh lẽo.

+ Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.

+ Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sót lại.

Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em

Ai làm đúng như trên dàn ý và nhanh mình tik nha

2
15 tháng 5 2020

mình viết nha, có chỗ nào sai sót thì nói cho mình 

“Ô, nắng kìa! Các bạn ơi, hãy lại đây núp dưới những vòng tay mát rượi của tôi đi!”. Dường như đó là tiếng gọi thầm của cây bàng ở giữa sân trường mà chúng tôi thường nghe thấy vào mỗi giờ ra chơi.

Cây bàng cao lắm, ngọn nó cao hơn mái ngói lớp em. Thân nó to đến nỗi hai đứa chúng em ôm không xuể. Cũng chẳng biết vì sao, mình nó đầy những u bướu xù xì. Trên lớp vỏ màu nâu sẫm, những mảng vỏ già đã lốm đốm bong ra, để lộ một lớp vỏ mới màu nâu tươi. Tán lá bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau hơn cả mét. Cành bàng chĩa ngang, đan xen nhau tạo thành vòng tròn quanh thân.

Lá nó to gần bằng cái quạt, xanh mướt, mềm mại, đan xen vào nhau như có một bàn tay vồ hình nào đó xếp đặt. Tán bàng xoè ra giống như một chiếc ô lớn nhiều tầng. Dưới tán lá ấy, ánh nắng mặt trời gần như không sao lọt xuống được. Cây bàng toả bóng rợp cả một khoảng đất rộng che mát cho chúng em.

Vào những ngày nắng hạ oi nồng, dưới gốc bàng, lốm đốm những chấm nắng vàng tươi. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, tán lá rì rào, xào xạc như đang trò chuyện với nhau. Còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè vui chơi dưới gốc bàng râm mát này. Cái nóng mùa hè được xua tan và gương mặt trẻ thơ chúng em lại rạng lên một niềm vui mới. Trong từng tán lá kia, tiếng những chú chim sâu lích rích, lích rích hoà cùng tiếng cười đùa của chúng em tạo nên một âm thanh quá là trong trẻo.

Đứng dưới gốc bàng nhìn lên, từng kẽ lá thấy xuất hiện những cánh sao nhỏ li ti màu vàng nhạt. Thì ra đó chính là hoa bàng. Hương của nó thơm dìu dịu. Để rồi một thời gian sau, nó cho những chùm quả hình thoi xanh xanh lẫn trong tán lá. Đám học trò chả dễ gì quên được mùi thơm hấp dẫn, vị chua chua, ngọt ngọt của trái bàng chín vàng, cùng vị vừa bùi vừa ngậy của nhân bàng.

Em rất yêu thích cây bàng này. Những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò đang ngày ngày được chúng em gửi vào những tán lá bàng. Cây như người bạn tốt bụng của tất cả chúng em.

15 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn nha

25 tháng 5 2018

Vậy đáp án đúng là:

Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

BÀI 26. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT 26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng. 26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau: a) Tại sao nhiều cây lại héo lá? b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá...
Đọc tiếp
BÀI 26. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng.

26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau:

a) Tại sao nhiều cây lại héo lá?

b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá thường đóng hay mở? Vì sao?

c) Tại sao không nên tưới nước cho cây lúc giữa trưa khi trời nắng nóng?

26.3. Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ carbonic, nước và nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Từ sản phẩm của quá trình quang hợp thực vật có thêm nhiều nguyên tố khoáng như nitrogen, phosphate, lưu huỳnh,... để tổng hợp nên những chất quan trọng đối với tế bào như protein, acid nucleic,...; cần các nguyên tố Ca, Na, K, Cl, Zn, ..... tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của tế bào và sinh lý của cơ thể. Nhu cầu của thực vật với các nguyên tố khoáng là không giống nhau có những nguyên tố càng với lượng lớn gọi là nguyên tố đa lượng, có những nguyên tố càng với lượng rất nhỏ gọi là nguyên tố vi lượng.

a) Nếu chỉ cung cấp cho cây đủ ánh sáng, nước và khí carbonic thì cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường hay không? Tại sao?

b) Nitrogen là nguyên tố khoáng quan trọng để tổng hợp protein. Dựa vào vai trò của của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể, hãy dự đoán việc thiếu nitrogen ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể thực vật?

c) Khi trồng cây trên đất cây sẽ lấy chất khoáng từ đất để hình thành nên các cấu tạo của cơ thể. Con người đem các sản phẩm nông nghiệp đem đi bán. Giải thích tại sao canh tác nông nghiệp cần phải bón phân để duy trì năng suất?

d) Bón phân không đúng cách cho cây trồng sẽ gây hại cho cây, suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường,.... Hãy trình bày các nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng.

26.6. Quá trình thoát hơi nước có những ý nghĩa nào sau đây?

… Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

… Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.

… Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

… Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

26.7. Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?

26.8. Một bạn học sinh dùng nhiệt kế do nhiệt độ ở bề mặt lá cây phát tài, bạn nhận thấy rằng nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 – 1oC. Tuy nhiên, bạn không giải thích được tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn.

26.10. Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng.

a) Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được ...(1)... của rễ hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... rồi thâm nhập vào ...(3)... và tiếp tục được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.

b) Thoát hơi nước có thể diễn ra qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết ...(1)... Khi tế bào khí khổng ...(2)... sẽ căng ra, khí khổng ...(3)... để hơi nước thoát ra ngoài. Khi tế bào khí khổng bị ...(4)... sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ ...(5)... làm hạn chế sự thoát hơi nước ra ngoài.

26.11. Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá vào buổi sáng sớm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

26.12. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

STT

Khẳng định

Đúng/sai

1

Chất hữu cơ do mạch rây vận chuyển có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình quang hợp

 

2

Lá cây không có khả năng hấp thụ các chất khoáng

 

3

Nước và chất khoáng hoà tan trong đất được vỏ rễ hấp thụ vào tế bào lông hút

 

4

Quá trình hấp thụ chất khoáng từ môi trường vào rễ luôn đi kèm với quá trình hấp thụ nước

 

5

Để rễ cây phát triển tốt, cần làm cho đất tơi xốp, thoáng khí trước khi trồng cây và xới xáo đất, vun gốc định kì

 

6

Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh

 

7

Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là một yếu tố quyết định sự đóng, mở của khí khổng

 

8

Phần lớn lượng nước mà cây hấp thụ từ rễ sẽ thoát hơi qua lá

 

9

Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cần tưới nước cho cây ít hơn bình thường

 

10

Thoát hơi nước ở lá là động lực để vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá

 

 

26.13. Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

26.14. 

a) Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?

b) Quan sát hình, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

▲ Hình. Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

26.15. Đọc đoạn thông tin sau vàhoàn thành theo mẫu bảng.

Rễ hấp thụ nước và muối khoáng vào cây, tiếp tục được vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.

Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).

▲ Hình. Sự vận chuyển các chất trong cây

Loại mạch

Hướng vận chuyển chủ yếu

Chất vận chuyển

Nguồn gốc của chất được vận chuyển

Mạch gỗ

?

?

?

Mạch rây

?

?

?

26.17. 

a) Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?

▲ Hình. Khí khổng mở giúp hơi nước, O2 được giải phóng ra ngoài không khí và CO2 khuếch tán vào tế bào lá

b) Tại sao vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác át mẻ, dễ chịu?

26.19. 

a) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

b) Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?

26.21. 

a) Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường bắt một phần cành, lá.

b) Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng phải tưới nhiều nước cho cây?

26.22. 

a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

b) Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát hình, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.

▲ Hình. Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây

c) Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?

26.23.

a) Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây.

b) Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây.

26.24.

a) Để tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào những yếu tố nào?

b) Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích.

c) Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?

26.26. Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?

26.27.

– Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp.

– Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?

26.28. Vì sao khi đem cây trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?

26.29. Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.

a) Em hãy cho biết ý kiến trên là đúng hay sai. Vì sao?

b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?

26.30. Em hãy giải thích cây tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, từ giống”.

 

0
                                                                                                             Lá bàngCó những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những...
Đọc tiếp

                                                                                                             Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài . 

Đoạn văn tả lá bàng của Đoàn Giỏi có gì đặc sắc?

A . Tác giả miêu tả sự sinh trưởng từng thời kì: lộc non, lá non, lá to.

B . Tác giả miêu tả cây bàng từ khi ra hoa tới khi kết quả.

C . Tác giả miêu tả sự già cỗi, ẩn mình của cây bàng trong mùa đông.

D. Tác giả miêu tả sự biến đổi của sắc lá theo từng mùa trong năm.

 

2
28 tháng 3 2020

D.Tác giả miêu tả sự biến đổi của sắc lá theo từng mùa trong năm

                                                              k  cho mik nha

28 tháng 3 2020

đáp án : D

15 tháng 7 2018

" Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá . Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá".

(1 ) Cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?

MÙA XUÂN  : cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

MÙA HÈnhững tán tán lá xanh um che mát cả sân trường

MÙA THU : từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá

MÙA ĐÔNGcây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá

(2) Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào?

Em thích cây bàng vào mùa hè nhất vì cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
~~~học tốt nha~~~

15 tháng 7 2018

trong đoạn văn trên em thích nhất mùa hè .vì hè đến lá bàng chuyển thành màu đỏ và dày hơn. nó làm cho những hạt nắng nhỏ cũng ko thể nào xen qua tán lá cây bàng và cũng dưới tán lá đó đã che chở cho lũ học trò chúng tôi trong những mùa hè oi bức nóng nực

mùa hè thật thú vị biết bao!

k cho mình nha

19 tháng 8 2016

Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao.  Mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy một khác.

... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. 

- Những từ được gạch chân là từ ghép.

- Từ ghép đẳng lập: cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi.

- Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây, cây nhội.

Chúc bạn học tốt hihi

19 tháng 8 2016

Từ ghép chính phụ:  Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai,c ây cà chua, xanh rợ, cây nhội, mầm cây.

Từ ghép đẳng lập: cây bằng lăng, cây bàng, mùa hạ, mưa bụi, uống thuốc.

 

Chúc bạn học tốt!!