có bạn nào ở Hà Nội cầu giấy như mình không cho mình hỏi :
bạn hãy tả văn về Hồ gươm hay như Hồ Hoàng Kiếm ý Hoặc Hồ tây vân vân nói chung các Hồ ở Hà Nôi nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Việt Nam, 15/7/2018
Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.
Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.
Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.
Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.
Chị nhớ em
Eunice
Trường hợp 1: Nếu lời Hoàng nói "Tớ đến từ Hải Dương" là đúng thì Trang không đến từ Huế.
Do đó Linh không đến từ Hải Dương và Minh sẽ đến từ Quảng Ninh.
Minh cũng không đến từ Hải Dương và Trang đến từ Tp.HCM.
Trang không ở Huế và Vân đến từ Hà Nội.
Vân đến từ Hà Nội và Hoàng không đến từ Tp.HCM.
Kết hợp những điều trên ta được: Hoàng đến từ Hải Dương, Minh đến từ Quảng Ninh, Trang đến từ Tp.HCM, Vân đến từ Hà Nội, Linh đến từ Huế.
Trường hợp 2: Nếu lời Hoàng "Trang đến từ Huế" là đúng thì Hoàng không đến từ Hải Dương.
Trang ở Huế và Vân không đến từ Hà Nội.
Vân không phải người Hà Nội và Hoàng đến từ Tp.HCM.
Minh đến từ Hải Dương và Trang không đến từ Tp.HCM. (1)
Linh không đến từ Hải Dương và quê của Minh là Quảng Ninh. (2)
Từ (1) và (2) ta thấy rõ sự mâu thuẫn.
Vậy Hoàng đến từ Hải Dương, Minh đến từ Quảng Ninh, Trang đến từ Tp.HCM, Vân đến từ Hà Nội, Linh đến từ Huế.
Trang là người Tp.Hồ Chí Minh
Linh là người Huế
Minh là người Quảng Ninh
Vân là người Hà Nội
Hoàng là người Hải Dương
Bài làm
Em có một bức tranh về phong cảnh Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội. Về góc phải, phía dưới của tranh là đền Ngọc Sơn với những nhịp cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ rực. Đền có những đường mái uốn cong ẩn dưới bóng một cây đa cổ thụ xum xuê. Phía trái và phía trên của đền là mặt nước Hồ Gươm xanh lục dương lung linh gợn sóng và ở giữa nổi lên hình ảnh Tháp Rùa. Phía bên kia bờ là những hàng cây xanh đem lại cho cảnh hồ một vẻ tươi mới, êm đềm. Một vài thiếu nữ mặc áo dài, đội nón quai thao đi dạo ngắm cảnh bên bờ hồ. Em rất thích đi bộ quanh hồ.
~HT~
Tham khảo :
Em đã được đi tham rất nhiều nơi ở Hà Nội, nhưng nơi em thích tới nhất là Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng và năm trước cổng Bưu điện thành phố Hà Nội. Có một lần mẹ đưa em đến đây, ngồi trên một toà nhà cao tầng em có thể nhìn thấy toàn cảnh Hồ Gươm và tháp đồng hồ cổ. Khi kim đồng hồ chỉ vào một giờ nào đó thì tiếng chuông đồng hồ vang lên. Nhìn từ trên cao, mặt Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa cổ kính với vẻ uy nghiêm muôn thuở. Mỗi khi đến Hồ Gươm em lại nhớ đến câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” kể về thần Kim Quy ngậm thanh kiếm báu diệu kì trao cho vua Lê Lợi để tiêu diệt giặc Minh bảo vệ bờ cõi. Vì vậy, Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Năm nay, Hồ Gươm còn có một điều đặc biệt đó là xung quanh hồ trở thành tuyến phố đi bộ cho mọi người dân đến đây vui chơi vào những dịp cuối tuần. Đến đây chúng em được tham gia rất nhiều trò chơi như: nặn tò he, đi cà kheo, nhảy dây,…Mỗi lần đến đây em thấy thật là thích. Em mong cứ đến cuối tuần lại được mẹ cho đi chơi Hồ Gươm.
a)Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái quạt điện.
b)Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
c)Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
d)ca ngợi, thích thú, tự hào
e)Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và những hình ảnh, thước phim về biển đảo khiến em càng thêm yêu Tổ quốc và kính yêu những con người đang ngày đêm bám biển, không cho Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, giữ gìn ngư trường truyền thống của cha ông ta. Em rất cảm động và biết ơn các chú cảnh sát biển và bộ đội biên phòng; biết ơn bà con ngư dân ở Trường Sa và Hoàng Sa bởi họ đã dũng cảm làm nhiệm vụ, bất chấp sự nguy hiểm tính mạng. Đó là những con người yêu nước rất đáng được ngợi ca. Em mong các bác, các chú sẽ luôn mạnh khỏe và giữ vững tinh thần.
Nước Việt Nam ta tự hào với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, chùa Thiên Mụ cổ kính hay Hội An thơ mộng. Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ của biết bao di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm – viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.
Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hài hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất Hà Nội thì Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, những cây lộc vừng xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ. Thiên nhiên tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Hồ Gươm. Bốn mùa lúc nào nước Hồ Gươm cũng trong xanh. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Mặt trời vàng rực, soi bóng xuống mặt hồ. Ánh nắng tinh nghịch, vui vẻ nhảy nhót trên mặt hồ. Cả mặt hồ như được dát vàng. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề ba chữ Hán lớn màu đỏ: “Tả thanh thiên” có nghĩa là “Viết lên trời xanh” mang hình ảnh nghiên mực và ngòi bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đền được xây trên đảo Ngọc. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ cụ Rùa và Đức Thánh Trần (tức vua Trần Hưng Đạo) người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Hàng ngày, có hàng dài người xếp hàng để vào đền thắp hương.
Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của Thủ đô. Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.