CÂY DỪA
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
(Trần Đăng Khoa, “Góc sân và khoảng trời”)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong văn bản trên? Mỗi biện pháp tu từ lấy 1 ví dụ cụ thể.
Câu 3. Nêu nội dung của văn bản trên.
Câu 4. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.
Câu 5. Hình ảnh cây dừa gợi cho em những cảm xúc gì về thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam?
Câu 1 : Phương thức biểu đạt
- Miêu tả
Câu 2 :
- Nhân hóa :
+ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
+ Thân dừa bạc phếch tháng năm
- So sánh
+ Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Câu 3 :
Nội dung :
Hình ảnh cây dừa thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.
Câu 4 :
- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát
- Đặc điểm :
+ Thơ lục bát là thể thơ có 6 câu chữ và câu sau 8 chữ và tiếp diễn
+ Số câu không giới hạn
+ Có vần ở từ có 6 câu đầu và sau
Câu 5:
Cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên. Thiên nhiên cũng như con người Việt Nam mang vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu .Đó còn là phẩm chất ung dung, thanh cao của con người, cũng có thể là của người lính ngày đêm canh gác bảo vệ quê hương, đất nước.