Nhờ mn trình bày thành bài ak, em đang cần gấp, em cảm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 15:
Ta có: \(\sqrt{32x}+\sqrt{50x}-2\sqrt{8x}+\sqrt{18x}\)
\(=4\sqrt{2x}+5\sqrt{2x}-4\sqrt{2x}+3\sqrt{2x}\)
\(=8\sqrt{2x}\)
Câu 14 : \(C=\left(\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{2}{x-\sqrt{x}}\right):\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\) với x >0 ; x≠0
\(C=\left(\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{2}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}\right):\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\)
\(C=\left(\dfrac{\sqrt{x}.\sqrt{x}}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}+\dfrac{2}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}\right):\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\)
\(C=\dfrac{x+2}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}.\dfrac{\sqrt{x}-1}{1}\)
\(C=\dfrac{x+2}{\sqrt{x}}\)
Chúc bạn học tốt
Nhật Bản
- Công nghiệp:
+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...
- Dịch vụ:
+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.
+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.
+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.
+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
- Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.
Tham khảo
Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.
Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:
"Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa"
Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.
Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"
Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?
Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.
Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
#\(N\)
`1, -3/7 +5/13 - 4/7 +-8/13 = (-3/7 + -4/7) + (5/13 --8/13) = -1+1=0`
`2, -5/14 - 2/14 + 1/8 + 1/8 = (-5/14 - 2/14) + (1/8 + 1/8) = -1/2 + 1/4 =-1/4`
`3, -5/22 -1 +3/2-6/22 = (-5/22 - 6/22) -1+3/2 = -1/2 - 1+3/2 = -3/2 + 3/2 = 0 `
`4, -1/2 + 1/4 + 2/8 -11/77 = -1/2+1/4 +1/4 -11/77 = -1/2 +(1/4+1/4)-1/7 =-1/2 + 1/2 - 1/7 =0-1/7 = -1/7`
`5, 2/5 + 5/4+(-2/5+5/4)-5/2 = 2/5+5/4+-2/5+5/4-5/2 = (2/5+-2/5)+(5/4+5/4)-5/2 = 0+5/2-5/2 = 5/2 - 5/2 = 0`
1: =-3/7-4/7+5/13+8/13
=-1+1=0
2: =-5/14-2/14+1/4
=-1/2+1/4
=-1/4
3: =-5/22-6/22+3/2-1
=-1/2-1+3/2
=0
4: =-4/8+2/8+2/8-1/7=-1/7
5: =2/5+5/4-2/5+5/4-5/2
=5/2-5/2
=0
\(tanC=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{6}{3,5}\simeq59^044'\)