K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TIẾNG VIỆT TA RẤT GIÀU VÀ ĐẸP Khi Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Trương Hán Siêu và Puskin dịch thơ tình của Shakespeare. Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare như sau: You say that you love rain, But you open your umbrella when it rains. You say that you love the sun, But you...
Đọc tiếp

TIẾNG VIỆT TA RẤT GIÀU VÀ ĐẸP

Khi Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Trương

Hán Siêu và Puskin dịch thơ tình của Shakespeare.

Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William

Shakespeare như sau:

You say that you love rain,

But you open your umbrella when it rains.

You say that you love the sun,

But you find a shadow spot when the sun shines.

You say that you love the wind,

But you close your windows when wind blows.

This is why I am afraid,
You say that you love me too.

1. Trên mạng Đại Việt cổ phong, thấy có người phỏng phong cách Hồ Xuân Hương dịch thành:

Chém cha mấy đứa thích trời mưa

Mưa xuống che ô, chẳng chịu vừa

Năm lần bảy lượt mê trời nắng

Lại núp bóng vườn lúc giữa trưa

Thích có gió lên, hiu hiu thổi

Nhưng rồi khép cửa, chẳng khe thưa

Thân này ai nói yêu thương nhớ

Chẳng biết thật không, khéo lại lừa!

2. Còn với Bà Huyện Thanh Quan, sẽ thành:

Ai ước trời mưa hắt bóng tà

Mưa về xuống chợ, mở ô ra

Bâng khuâng khách trú, mong trời nắng

Nắng sáng trời trong, núp bóng nhà

Nhớ gió chưa về đưa chút chút

Then cài bỏ mặc gió xa xa

Dừng thơ ngẫm lại lời non nước

Biết có thật không, người với ta?

3. Sang đến Nguyễn Du, phong cách Truyện Kiều, thơ sẽ được dịch thành:

Trăm năm trong cõi người ta

Yêu mưa yêu nắng khéo là dễ quên

Núp tán dâu lúc nắng lên

Che ô mưa xuống mà thê thảm lòng

Lạ gì kẻ thích gió đông

Những là quen thói gió lồng cài then

Thơ tình lần giở trước đèn

Liệu chàng còn nhớ thề nguyền ngày xưa?

4. XUÂN DIỆU dịch:

Có một dạo, em thèm cơn mưa quá,

Hạt rơi là, em vội lấy ô sang

"Em những mong, có một chút nắng vàng!"

Vầng dương lên, em dịu dàng nấp bóng

Em thủ thỉ: "Ước gì... con gió lộng..."

Cơn mùa về, bên cửa đóng, xoa tay

Anh mỉm cười, nhưng bỗng thấy lo ngay

Vì anh sợ, lời yêu em cũng thế...

5. HÀN MẶC TỬ dịch:

Sao em không còn yêu mưa nữa?

Mà vội xoè ô đợi nắng lên?

Nắng lên gắt quá, em không chịu

Núp bóng râm che, mặt chữ điền

Em thích những ngày mây gió lên

Sao đóng cửa rồi then cài then?

Lời ai ong bướm sao ngon ngọt

Yêu mến thật lòng được mấy phen?

6. Phong cách bác nào đây nhỉ :))

Từ ấy, yêu mưa bừng tiếng hát

Mưa thì tôi sẽ chống ô lên

Đời tôi trọn kiếp theo ánh sáng

Nắng thì tôi sẽ bước sang bên.

Tôi đã vốn yêu cơn gió rồi

Gió mạnh thì tôi đóng cửa thôi

Yêu em, tôi nói ngày vạn tiếng

Em đừng nghi ngại, khổ thân tôi!

7. Với Trương Hán Siêu, theo phong cách Bạch Đằng Giang Phú:

Khách thường nói:

Mưa rơi là hạt ngọc trời,

Nắng thời soi tỏ lòng người yêu đương.

Gió kia dịu mát càng thương,

Mang theo mùi cỏ ngát hương khắp trời.

Khách đi:

Che hạt ngọc trời, che nghiêng bóng mát, trốn ngày nắng to.

Thường khi đóng cửa tránh cho,

Ngày gió thổi đến, ngày lo gió nhiều.

Khách về:

Đừng nói thương yêu,

Khuê phòng dù lạnh lòng không muốn chào.

8. NGUYỄN TRÃI dịch (BẢO KÍNH CẢNH GIỚI bài 43):

Rồi hóng mưa thuở ngày trường,

Lọng tía đùn đùn tán rợp trương.

Vọng nhật lâu còn tràn thức đỏ,

Hoàng đàn hiên đã tịn ánh dương.

Lao xao gió hát thương trong dạ

Vội vã rèm buông tránh tà phong.

Lẽ có ái nương cầu một tiếng,

Thê thiếp đủ khắp đòi phương.

9. Sang đến Nga, thì ALEXANDER PUSHKIN – Mặt Trời của thi ca Nga sẽ dịch thành:

"Tôi yêu mưa" có ai từng nói vậy

Nhưng mưa rồi mở dù vội che ngay

Cũng có khi anh yêu vầng dương rạng

Nhưng náu mình trong bóng dưới hàng cây

Ai đó nguyện tâm mong đợi gió

Gió ghé ngang, anh lại trốn trong phòng

Nên tôi sợ khi người yêu tôi đó.

Chúa biết rằng người có thật lòng không!

Toi thấy hay nên chia sẻ, ai thấy dài hoặc chiếm chỗ thì thoải mái xóa nha OwO đây là dựa theo phong cách mô phỏng lại chứ không phải nhà thơ ấy dịch

0
22 tháng 7 2017

ð Đáp án B

4 tháng 3 2019

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

- Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

- Khác:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

9 tháng 5 2021

 “Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du 

“Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày

Dẫu có ngàn vàng khó đổi thay

Trong núi ngàn năm cây vẫn có

Dưới trần trăm tuổi dễ không ai

Nghĩ đường danh lợi lòng thêm chán

Thấy kẻ gian ngoan bụng lại đầy

Đắng xót ghê thay mùi tục lụy

Bực mình theo Cuội tới cung mây”

“Vịnh đời người” - Hồ Xuân Hương

14 tháng 10 2016

HXH : đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...
Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...
- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.
Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...
Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..

14 tháng 10 2016


HXH: đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...
Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...
- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.
Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...
Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..

26 tháng 6 2017

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

13 tháng 4 2023

Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?