K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020
Đặc điểmLớp cáLưỡng cưBò sátChim
TimHai ngăn: Một tâm nhĩ và một tâm thất.Ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất.Ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất. Tâm thất có vách hụt.Bốn ngăn: Hai tâm nhĩ và hai tâm thất.
Vòng tuần hoànMột vòng tuần hoàn.Hai vòng tuần hoàn.Hai vòng tuần hoàn.Hai vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thểMáu đỏ thẫm.Máu pha.Máu pha ít.Máu đỏ tươi.
27 tháng 2 2020

trình bày sự tiến hóa cơ mà

14 tháng 9 2017

Đáp án

- Hệ thống tuần hoàn mở: Có ở đa số Thân mềm (Trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là “mở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn.

- Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn có ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn.

- Ưu việt của tuần hoàn kín: Máu vận chuyển trong mạch máu kín, vận tốc lưu chuyển máu nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.

27 tháng 3 2018

trước hết ta tìm hiểu một chút về hệ tuần hoàn kín nhé! 
Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. 
Ở động vật có xương sống trong đó có cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú là những loài đã có hệ thống mạch máu phát triển khá phức tạp. Ở những loài động vật này, đa số dịch mô quay trở lại mao mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch mô trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch mô. Hệ thống tuần hoàn kiểu này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống cỡ lớn. 
Chúc vui!

27 tháng 3 2018

Chiều hướng tiến hoá hệ tuần hoàn của động vật là từ: Cá có tim 1 ngăn và 1 vòng tuần hoàn, máu pha. Đến lưỡng cư tim 2 ngăn : gồm 2 tâm nhĩ 1 tâm thất và 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều. Tiếp theo là bò sát tim đã có vách ngăn hụt ở tâm thất và 2 vòng tuần hoàn, máu pha ít. Ở chim tim đã có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Ở thú thì tim đã hoàn chỉnh, tim gồm 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

27 tháng 10 2019

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2):

    + Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim

    + Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch →Tim.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong mao mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Máu đi được xa, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và chất cao.

26 tháng 5 2016
Nội dunglưỡng cưbò sátchim
Tim

2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất

3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất

3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Tâm thất có vách hụt

4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất

Vòng tuần hoàn1 vòng tuần hoàn2 vòng tuần hoàn2 vòng tuần hoàn2 vòng tuần hoàn
Máu đi nuôi cơ thểMáu đỏ thẫmMáu pha Máu pha ítMáu đỏ tươi

 

 

21 tháng 4 2016

Hệ tuần hoàn của bò sát (thằn lằn) tiến hóa hơn: Tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa, máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn 

24 tháng 6 2018

Đáp án D

- A, B, C là những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín.

- D là ưu điểm của hệ tuần hoàn hở.

1 tháng 9 2019

Đáp án là D

Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể

29 tháng 10 2019

 Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín là vì: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (máu từ tim vào động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch và về tim).

9 tháng 1 2022

TK

Cá : tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín

*Bò sát: 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín

*Lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín

*Chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

*Lớp thú:2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu tươi, hệ tuần hoàn kín