Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bĩnh bình trà miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín hiệu tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn, nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh họ. Không chỉ người dân ý thức được việc làm thiện nguyện mà ngay cả lãnh đạo thành phố cũng là những ngưởi tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố nghĩa tình, là nơi đầu tiên khởi phát phong trào xây nhà tình nghĩa, tình thương mà sau này lam rộng ra cả nước.
(Tuệ Hoan) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm. Câu 3. Theo tác giả bài viết, “Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố nghĩa tình” được tạo nên từ những việc làm gì? Câu 4. Nêu ý kiến của em về tác dụng của những nghĩa cử đã được đề cập trong văn bản trên.