viết một bài hát có nội dung về tình yêu tuổi học trò của bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một tà áo dài trắng lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt nhìn đủ làm má ai ửng đỏ... Tình yêu tuổi học trò đẹp, thơ ngây luôn làm xao xuyến các vần thơ và là đề tài tốn không ít giấy mực của những cô cậu học trò, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ giao lưu phát triển như ngày nay, mọi rào cản, khoảng cách đang trở nên gần lại. Thế nên có nhiều ý kiến trái ngược nhau về tình yêu của một thời trang vở ép bài thơ - tình yêu tuổi học trò!
Nghĩ đến tình yêu tuổi học trò, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những ảnh hưởng xấu của nó, đặc biệt là những bậc sinh thành, dạy dỗ chúng ta nên người. Đã có không biết bao nhiêu cô cậu học trò bị bố mẹ cấm không được nảy sinh tình yêu với các bạn khác giới. Đã có không biết bao nhiêu teen phải ngồi nhà nghe thuyết giáo khi cha mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện bất thường trong quan hệ bạn bè. Đặc biệt còn có những teen thê thảm hơn khi bị bố mẹ kiểm soát cả việc kết bạn, đi chơi, đi học. Nhưng các bậc cha mẹ làm như vậy không phải là vô lí.
Bất cứ vị phụ huynh nào cũng có thể nhận ra nguyên nhân của những lần teen nhà mình đang học lại tự tủm tỉm cười một mình. Bất cứ bậc sinh thành nào cũng có thể cáu giận khi nhận bài điểm kém của con em với lời phê gay gắt của thầy cô về việc học hành sa sút mà nguyên nhân đơn giản là tối qua con đi chơi chưa kịp học bài. Và còn cáu gắt hơn khi thanh toán tờ hóa đơn điện thoại với một số máy xuất hiện dày chi chít.
Tệ hơn nữa còn có những teen nông nổi, bồng bột bỏ nhà ra đi vì lí do chẳng giống ai: “Con đi vì bạn ấy là lí tưởng sống của đời con. Bố mẹ không hiểu con!”. Mới nghe có vẻ nực cười nhưng chuyện này lại có thật từ chính người đã có hành động đó kể lại- bạn T trường THPT YV. Sau này, nghĩ lại chính bạn ấy cũng buồn cười và xấu hổ. Không biết khi nghe chuyện này, teen nhà ta có ai giật mình không?
Chưa hết, trong thời buổi mọi khoảng cách trở nên gần gũi như ngày nay. Một cái nắm tay, vài ánh nhìn để ý trong giờ học, thư tay chuyền bàn đã trở nên xưa như trái đất. Các teen nhà ta bây giờ yêu là phải khoác vai, ôm eo, hôn nhau trong lớp học. Cảnh tượng phản cảm đó xảy ra không hiếm. Chỉ khố những người có ý thức ngứa mắt phải nhìn; chỉ thương các thầy cô khó chịu không muốn nói.
Không những thế, đã yêu đương nên nhiều teen lại muốn lãng mạng như phim Hàn Quốc; hết khóc hết mếu lại hoà thuận, khắng khít. Kết quả là cả chàng và nàng đều học hành sa sút.
Tóm lại, nếu kể về tác hại mà yêu đương tuổi học trò gây ra thì còn dài dài.
Tích cực
Vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Tiêu cực có, tích cực cũng có. Một số teen nhà ta vì yêu mà học hành khá hẳn lên. Hỏi lí do mới biết: vì không muốn kém so với người yêu. Không những vậy, khi yêu nếu các bạn biết giúp đỡ nhau học tập để cả hai cùng tiến bộ thì thật tốt!
Khi có một người tri âm tri kỉ, thấu hiểu mình, luôn chia sẻ với bạn những niềm vui, đặc biệt là nỗi buồn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn; và đôi khi người ấy lại đưa ra những lời khuyên bổ ích để động viên, an ủi bạn. Có một tình yêu tuổi học trò như vậy thật đẹp và ý nghĩa! Vì vậy việc mà teen chúng mình nên làm không phải là cố kìm nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biết tập suy nghĩ chín chắn và có ý thức để những tình cảm tuổi học trò trở nên tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích!
Tình yêu tuổi học trò, nên hay không?
~~mik đã gặp nhiều roy ~~
nhưng tóm lại đừng nên yêu nhé !
Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?
b. Thân bài (9đ)
- Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):
+ Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...
+ Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).
→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.
- Phân tích (5đ):
+ Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.
+ Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?
→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.
→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.
- Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.
+ Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.
- Bàn luận (2đ):
+ Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.
+ Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.
+ Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.
c. Kết bài (0.5d)
- Khẳng định lại vấn đề.
Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.
Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta
THAM KHẢO
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Tham khảo!
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
“Công cha như núi ngất trờiNghĩ mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ – một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa “công cha” với “núi cao” và “nghĩa mẹ” với “biển rộng”. Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu “Cù lao chín chữ” nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề. Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo… Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng… từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Tình yêu là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tình yêu giúp cho sự sống được nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Hiện nay, có rất nhiều những ý kiến trái chiều về vấn đề tình yêu học đường, tình yêu tuổi học trò gây nên một làn sóng mới trong dư luận xã hội. Vậy thế nào là tình yêu tuổi học trò? Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm gắn bó thân thiết giữa học sinh nam và học sinh nữa, đó có thể là một cách gọi khác của tình bạn rất thân thiết hoặc tình cảm trên mức tình bạn giữa nam và nữ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy tình yêu tuổi học trò, nên hay không nên? Thiết nghĩ trong cuộc sống bất cứ một việc gì cũng có ý nghĩa hai mặt của nó. Chúng ta chẳng nên vội phán xét rằng nên hay không nên mà cần nhìn vào thực trạng chung và những trường hợp cụ thể để đánh giá và xem xét vấn đề ấy một cách thực tế và đúng đắn nhất. Tình yêu tuổi học trò xuất phát khi những người trong cuộc còn là những người vị thành niên, tình cảm trong sáng, hồn nhiên chưa bị những yếu tố khác chi phối. Tình yêu học trò là thứ tình cảm trong trẻo, đơn giản không phức tạp và nặng nề như tình yêu trong mối quan hệ của người lớn.Tình yêu học đường là những cảm xúc đầu đời đẹp đẽ của mỗi người và cũng là những xúc cảm tất yếu thuận theo quy luậy tâm sinh lí của con người khi đến một giai đoạn phát triển nhất định. Tình yêu học trò có thể sẽ trở thành động lực giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập , trong cuộc sống từ đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, tình yêu tuổi học trò trở nên quá phổ biến. Những học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông rất tự nhiên lên mạng xã hội và xưng hô với nhau bằng những danh xưng không phù hợp. Bên cạnh đó, tình yêu tuổi học trò không phải là động lực để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mà trở thành mối quan tâm hàng đầu của những kẻ “ đang yêu” và khiến chúng trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập và thành tích ngày càng đi xuống. Việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất. Đó là vấn đề nằm ở những người trong cuộc. Những đứa trẻ học đòi người lớn, bị ảnh hưởng bởi phim ảnh và sách báo đã có những hành vi hết sức đáng lo ngại. Có thể thấy có không ít những vụ thảm sát lẫn nhau đều bắt đầu từ những “ chuyện tình bọ xít”. Đó đã và đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại hàng đầu của xã hội hiện nay. Tóm lại, tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Nhưng tình yêu tuổi học trò nên hay không nên là nằm ở mỗi người. Những người trẻ phải biết rõ được giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành động
mong giúp được bạn
học tốt