K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

. Cho đoạn văn”“Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả... tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, "dễ thương hóa" hay "teen hóa" tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử...
Đọc tiếp

. Cho đoạn văn”

“Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả... tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, "dễ thương hóa" hay "teen hóa" tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những "9X" nói trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: "Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.", khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:"Ngaj' maj chak to' hk dj party of you uj', pai' vo~ nhiu' woa', zj laj nha' busy hjt' uj', to' alone". Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.”

1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

2. Cho biết nội dung của đoạn văn trên là gì?

3. Thực trạng viết sai tiếng Việt được giới trẻ biện minh như thế nào?

4. Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm tiếng Việt mất dần sự trong sáng vốn có. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu

          giứp mik nha mn

0
Cho đoạn văn”“Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả... tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, "dễ thương hóa" hay "teen hóa" tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn”

“Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả... tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, "dễ thương hóa" hay "teen hóa" tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những "9X" nói trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: "Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.", khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:"Ngaj' maj chak to' hk dj party of you uj', pai' vo~ nhiu' woa', zj laj nha' busy hjt' uj', to' alone". Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.”

1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

2. Cho biết nội dung của đoạn văn trên là gì?

3. Thực trạng viết sai tiếng Việt được giới trẻ biện minh như thế nào?

4. Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm tiếng Việt mất dần sự trong sáng vốn có. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu

0
17 tháng 3 2019

- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!

- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?

- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!

- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.

- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !

- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!

- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm

- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.

22 tháng 12 2021

undefined

Trang đầu

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bác tự học và dạy họcNgày nào Bác cũng dành mấy giờ để đọc sách báo chính trị, có cả sách báo tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh,… Bác còn dịch một số bài cần thiết ra tiếng Việt cho cán bộ đọc.Không những Bác tự học rất chuyên cần mà còn chăm lo đến việc học tập của tất cả mọi người. Bác đã trực tiếp dạy một số đồng chí học. Noi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bác tự học và dạy học

Ngày nào Bác cũng dành mấy giờ để đọc sách báo chính trị, có cả sách báo tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh,… Bác còn dịch một số bài cần thiết ra tiếng Việt cho cán bộ đọc.

Không những Bác tự học rất chuyên cần mà còn chăm lo đến việc học tập của tất cả mọi người. Bác đã trực tiếp dạy một số đồng chí học. Noi gương Bác, các cán bộ đều ra sức học tập văn hóa và chính trị.

Hồi Bác dạy đồng chí Đại Phong, một số cán bộ địa phương học văn hóa, Bác khuyên đồng chí ấy phải hết sức tranh thủ thời gian để ôn tập. Lúc đầu, Bác dạy mỗi ngày ba chữ, sau tăng dần lên năm chữ, rồi mười chữ. Cứ thế, mấy tháng sau đồng chí Đại Phong đã biết đọc, biết viết.

      (Sưu tầm)

Cách dạy học của Bác thể hiện Bác là người như thế nào?

1
4 tháng 8 2019

Hướng dẫn giải:

 

- Bác là người luôn chăm lo đến việc học tập của mọi người.

11 tháng 8 2021

Tham khảo:

Mỗi con người sinh ra, lớn lên và mất đi như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tốt, thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những gì đã qua. Để sống được trọn vẹn cuộc sống của mình, trước hết ta cần hiểu và trân trọng những giá trị của thời gian và "Hãy biết cách sử dụng thời gian của bạn sao cho từng khoảng khắc trôi qua trong cuộc sống đều tràn đầy ý nghĩa".

Thời gian là vàng chính là đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian. Mỗi người chỉ có một quỹ thời gian nhất định, chúng ta cần phải trân trọng quỹ thời gian của chính mình. Mỗi ngày chỉ có hai mươi tư giờ, người biết quý trọng thời gian sẽ làm được nhiều việc có ích hơn trong khoảng thời gian đó so với người không trân trọng thời gian, từ đó tạo ra nhiều giá trị, lợi ích hơn cho xã hội.

 

Thời gian tuy vô hạn nhưng cuộc sống của con người hữu hạn, mỗi người chỉ có thời gian nhất định, nếu muốn làm được nhiều việc thì chúng ta phải cố gắng. Một điều mà ai cũng nhận ra đó là khi thời gian qua đi thì sẽ không lấy lại được, nếu chúng ta lãng phí thì sẽ đánh mất đi những cơ hội quý giá và để lại sự hối tiếc cho chính bản thân mình về sau. Hơn nữa việc lãng phí thời gian, chúng ta không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến người khác, có khi là cả một tập thể, một xã hội thu nhỏ. Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội và sẽ không phải hối tiếc về sau này. Việc quý trọng thời gian của bản thân mình sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn và quý trọng thời gian của người khác, thúc đẩy xã hội phát triển.

 

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian của chính mình cũng như của người khác, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu. Lại có những người nhận thức được tầm quan trọng của thời gian nhưng chưa biết cách tận dụng thời gian của mình một cách hiệu quả,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

Mỗi người để sống được trọn vẹn cuộc đời của mình cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Một trong những nhân tố quyết định chính là thời gian, chính vì vậy hãy trân trọng thời gian của bản thân cũng như của người khác ngay từ hôm nay.

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư...
Đọc tiếp

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

B. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng

C. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt thanh điệu

D. Tiếng Việt là một thứ tiếng uyển chuyển trong cách đặt câu

1
15 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

Đọc các đoạn văn dưới đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn được tạo ra = cách nào và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật1/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.2/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dngs mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...]...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn được tạo ra = cách nào và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật

1/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

2/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dngs mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

3/ Cả rừng xà nu hàng vạn cây ko có cây nào bi thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như 1 trận bão. Ở chỗ vết thương nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

1. Phép nhân hóa được sử dụng:

- dùng từ ngữ, danh xưng vốn để gọi người để gọi vật: "mẹ", "con", "anh", "em".

- dùng từ ngữ vốn tả trạng thái, hoạt động của người cho vật: đậu, tíu tít, bận rộn

=> Tác dụng: miêu tả sinh động cảnh tấp nập ở bến hàng.

2. Tác giả dùng những từ vốn tả hành động, trạng thái của người để tả vật: "đứng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn", "vùng vằng", "quay đầu chạy"

=> Tác dụng: khiến sự vật được miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn

3. Tác giả dùng từ tả trạng thái của người để tả vật: "bị thương", "bầm lại", nhựa như những "cục máu lớn"

=> Tác dụng: Khiến những cây xà nu hiện lên sinh động và mang những phẩm chất của con người.

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    6 tháng 1 2022

    mình cần gấp

    6 tháng 1 2022

    20 hoặc 25 dòng nhé