Bài 3 Viết đoạn văn 10 - 15 dòng nêu cảm nhận của anh chị về niềm tự hào dân tộc của Trương Hán Siêu được thể hiện trong đoạn 1 văn bản : Từ đầu đến tiếc thay dấu vết luống còn lưu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
k cho mk đi please
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.
Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân.
Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng.
Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.
tham khảo nhé!
"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
HT
Cảm xúc của “khách”:
- Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc → Có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào
+ Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông, tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách
- Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử
- Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Trước hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm ”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...” "bờ lau...”, "bến lách... ”... “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.