K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2020

''Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.” Suy nghĩ của em về câu nói trên?

bài làm

Mỗi người trong chúng ta không ai là người hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu của riêng mình. Nhưng làm sao để có thể khắc phục những điểm yếu đó để trở thành những con người hoàn hảo, mạnh mẽ hơn? Điều đó đã được Balzac đề cập tới trong câu nói: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.”

Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. “Công nhận cái yếu" tức là mỗi người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực trưởng thành trở nên mạnh mẽ. Câu nói của Balzac là lời khuyên cho mỗi chúng ta cần phải mạnh mẽ nhận ra cái yếu của mình, chiến thắng chính bản thân mình có vậy chúng ta mới có nghị lực, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.

Trong mỗi con người ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví như có bạn học giỏi các môn tự nhiên, nhưng lại kém về những môn xã hội. Có những bạn mặc dù giỏi trong giao tiếp nhưng lại kém về cá hoạt động ngoại khóa vận động. Tất cả cho thấy, con người không ai là hoàn hảo cả bởi cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ hơn. Bởi chúng ta đã nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực vào thực tế điểm yếu của chính mình để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện phù hợp với bản thân.

Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình, dám dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu O. Henry – nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Trên con đường đi tới thành công mỗi chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn thử thách xuất phát từ chính bản thân minh. Nếu khi đó chúng ta biết nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn, thừa nhận những thiết sót, những sai lầm của chính mình. Khi ấy, điều đó không là điều đáng buồn ngược lại đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.

Đây là một vấn đề đúng đắn sâu sắc có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức lối sống. Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan đúng đắn, biết học tập và vươn lên. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình.

Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Khi đã dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị đồng thời biết cách khắc phục nó thì tin chắc thành công sẽ luôn đợi bạn cuối con đường.

16 tháng 2 2020

bài 1: Quả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” chính là “can đảm”. Người Can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình… Nếu bất ngờ được hỏi về những tấm gương tiêu biểu của lòng can đảm, tôi chẳng ngần ngại gì mà sẽ trả lời ngay: người con gái anh hùng Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát, chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn đạn quân thù để đưa mật thư cho kháng chiến… Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi ta có lòng can đảm, nghĩa là ta đã nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng giúp ta có sức mạnh vượt qua những cánh cửa chứa đựng khó khăn, thử thách. Cần phê phán những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta phải học cách dám đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính mình. Đừng quên xếp “can đảm” vào trong chiếc túi hành trang của mình, bạn nhé!

bài 2: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

gửi e nè, doạn văn dây nhé!

10 tháng 7 2021

là sao em, kiểu từ chủ đề môi trường xong phát triển ra á?

10 tháng 7 2021

a. Bảo vệ môi trường; ô nhiễm môi trường

b. Kể về cảnh đẹp quê em

7 tháng 5 2023

Dàn ý

1. Mở bài

       Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Hình ảnh “tiếng suối”.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Bài làm

Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

     Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

     Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

     Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.

     Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”

     Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

     Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.

 
31 tháng 5 2018

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (1đ)

      + Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.

      + Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.

Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.

   - Phân tích – chứng minh (6đ):

• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:

      + Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.

      + Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.

      + Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…

• Mối quan hệ giữa tài và đức:

      + Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.

      + Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.

      + Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.

      + Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.

      + Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.

• Bình luận (2đ):

      + Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.

      + Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.

      + Liên hệ bản thân.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.

24 tháng 3 2021

Bằng những câu từ, hình ảnh đơn giản gần gũi của tác phầm Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã gợi lên không chỉ trong bản bẩn mà còn cho mọi người một điều đáng trân quý về lẽ sống cao đẹp
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. "Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp. Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo. Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống! Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời.

 

Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?