em cảm nhận đc gì về vẻ đẹp của người phụ nữ thời nay trình bày bằng 1 đoạn văn (4-6câu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý thôi nhé!
- Thân phận lênh đênh, trôi nổi
- Phụ thuộc vào người đàn ông
- Không có tiếng nói trong xã hội
- Bị vùi dập, chà đạp không thương tiếc
-.............
tham khảo nhé
Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hoá sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.
tâm hồn phụ nữ trong sáng.................................
chúc hok tốt
Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phu nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Quá trình xây dựng, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia... Được khẳng định qua năng lực và phẩm hạnh trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống nhất, góp một phần to lớn công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại.
# Chúc bạn hcoj tốt
------------------------
Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Chiếc aó dài của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản. Áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo.Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vau rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với các màu trắng, vàng nhạt rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.
Có thể thấy rằng, áo dài rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.
Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc hay giày; nếu cần trang trọng như trang phục cho cô dâu thì thêm chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài của người phụ nữ Việt Nam có rất nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong tà áo thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo như những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón những đứa con trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ dịu dàng đằm thắm và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết.
Ngoài ra, tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam có cách riêng để tôn lên nét đẹp hình thể. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vải lụa mềm, khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà”. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.
Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam./.
“Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Nguyên Sa) Áo dài là hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời.
Áo dài của bà, của mẹ, của chị, của cô giáo, của những nữ sinh trung học,…luôn hiện diện trong ký ức tôi. Thuở ấy, áo dài xuất hiện khắp mọi nơi. Má tôi là một phụ nữ Sài Gòn chỉ ở nhà nội trợ, thế mà má có cả mấy chục chiếc áo dài đủ các loại vải: nhung, gấm, mình the bông ép,.v.v. Nhìn tủ áo dài của má, ai cũng trầm trồ thích thú. Tiệc tùng, họp mặt gì, má cũng mặc áo dài. Đi đám tang thì má luôn mặc chiếc áo dài trắng để thể hiện sự đồng cảm với tang chủ. Áo dài của các cô giáo cũng là đề tài mà lũ học sinh chúng tôi thời đó hay nhắc đến, so sánh áo dài nào đẹp hơn, duyên dáng hay rực rỡ hơn.
Tôi đã bao lần ngẩn ngơ nhìn các chị nữ sinh trong chiếc áo dài trắng túa ra từ cổng trường. Sau này cũng mê mẩn ngắm hình ảnh các bạn nữ sinh trung học trường tôi trong tà áo trắng mỗi buổi ra về…Trong mắt tôi, phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong trang phục áo dài, và chính chiếc áo dài trang trọng nhưng duyên dáng đã tăng thêm giá trị của phụ nữ trong mắt người khác. Đứng trước một phụ nữ mặc áo dài, người đối diện bỗng thấy mình cần lịch sự hơn, ứng xử văn hóa hơn,…Khó thể giải thích tại sao? Phải chăng đó chính là vì đứng trước chiếc áo truyền thống, quốc hồn quốc túy, không ai muốn thể hiện sự “xem thường” hay trong tà áo dài, người phụ nữ Việt Nam như đoan trang, thùy mị hơn, xinh đẹp hơn,…buộc mọi người phải tôn trọng hơn? Tất cả không có một giải đáp rõ ràng.
Giờ đây, áo dài đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Ngay cả trong trường học, các cô giáo cũng có xu hướng mặc váy đầm hay âu phục công sở. Nữ sinh các trường phổ thông giờ cũng không mặc áo dài hàng ngày, hiếm hoi chỉ xuất hiện vào đầu tuần ở vài nơi. Ngày cưới, cô dâu cũng chỉ mặc áo dài khi làm lễ gia tiên... Rất nhiều phụ nữ biện luận cho việc mặc trang phục khác mà không phải áo dài lo do công việc hàng ngày cần nhanh nhẹn, năng động, áo dài vướng víu, gò bó khó làm việc, hay cần phải thời trang hơn, áo dài đơn điệu, xưa cũ quá…Tôi thật sự buồn cho những giải thích ấy. Nếu thật sự yêu áo dài, thấy được cái đẹp đầy nữ tính của chính mình trong chiếc áo dài thì chắc chắn phụ nữ Việt sẽ sẵn sàng xuất hiện trong chiếc áo dài thường xuyên như trước đây.
Xin đừng để một ngày nào đó, những tâm hồn thuần Việt nuối tiếc thở than: “Áo dài ơi, đã xa rồi còn đâu…”
Tham khảo nha :
Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu.
Phụ nữ Việt Nam thế kỉ 21 (APEC 2006)Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại". Là một sự nghiệp không còn chỉ dành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.
Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946- 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú...[2]
Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật...
Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi...
Nữa nè :
Có không ít mĩ từ miêu tả về vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt như đảm đang, xinh đẹp, khiêm tốn, chân thật, nhân hậu… Người ta nói, đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một người phụ nữ.
(Ảnh qua: restaurants-in-hanoi)
Hãy khám phá và cảm nhận những cái hay, những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong nhiều cung bậc của cuộc sống.
Phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, với đôi mắt nâu và mái tóc dài thẳng đặc trưng, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Phụ nữ ngày nay trong cuộc sống hiện đại, tuy không quá giản đơn nhưng cũng không quá khoa trương trong cách ăn mặc, sự giản dị vẫn được đề cao trong lối sống của họ.
(Ảnh qua: silkfans)
Bên cạnh đó, phụ nữ Việt được đánh giá có giọng nói hay như hát hoặc nhiều khi như thì thầm vì giọng các nàng rất nhẹ nhàng, trong trẻo và đầy nữ tính. Có thể do đặc thù có sáu âm điệu của tiếng Việt đã tạo nên giọng nói đầy truyền cảm ấy cho phụ nữ Việt.
Mặc dù ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu thế “giải phóng” phụ nữ nhưng phụ nữ Việt vẫn còn giữ được nhiều nét truyền thống tốt đẹp. Ngày nay, quan niệm “Tam tòng” có thể chỉ còn sót lại ở các bà các mẹ, nhưng những quan niệm như “công, dung, ngôn, hạnh” hay thủy chung, hiếu thảo, hay dịu dàng, thanh lịch vẫn là những phẩm chất truyền thống được cá nhân, gia đình, xã hội công nhận và hướng tới. Bởi vậy, hình ảnh phụ nữ Việt vẫn rất đậm nét truyền thống trong mắt bạn bè quốc tế, nhất là trong những bộ đồ truyền thống.
>> ‘Tam tòng tứ đức’ thực sự có phải là ‘phong kiến lạc hậu’?
(Ảnh qua: nguoiduatin)
Phụ nữ Việt Nam vốn có lối sống đơn giản nhưng vẫn toát lên sự ‘bí ẩn’, từ chiếc áo dài truyền thống hay áo bà ba, áo tứ thân đến những phẩm chất tốt đẹp vẫn tồn tại mặc cho bao thăng trầm lịch sử, mặc cho bao ảnh hưởng giao thoa văn hóa. Sự bí ẩn khiến phụ nữ Việt trở nên không nhàm chán, họ không tỏ ra bí ẩn bằng những hành động khó hiểu mà bí ẩn ngay chính trong sự đơn giản vì những phẩm chất tuyệt vời của mình, và nhận được không ít lời khen ngợi của bạn bè quốc tế.
(Ảnh qua dienhoaquangbinh.net)
Phụ nữ Việt Nam ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, họ rất nhạy cảm, thông minh trong công việc hay cách ứng xử trong đại gia đình. Hiện nay, người phụ nữ tuy không còn chỉ biết nhất nhất cam chịu lắng nghe, nhưng họ vẫn tôn trọng người chồng, đồng thời luôn có tiếng nói của riêng mình những lúc cần thiết.
Sau khi kết hôn, là người vợ trong gia đình họ thường hết lòng chăm sóc chồng con, vun vén xây dựng cho gia đình trong ấm ngoài êm. Không những vậy, họ còn hiếu thảo với bố mẹ chồng và bố mẹ mình, chăm lo các mối quan hệ họ hàng.
(Ảnh qua: baomoi)
Ở nước ta, quan niệm về quan hệ ngoài chồng ngoài vợ khi đang kết hôn là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Có lẽ vì thế nên mặc dù ở Việt Nam không có những phong tục trừng phạt phụ nữ ngoại tình như nhiều quốc gia khác nhưng tỉ lệ phụ nữ Việt Nam ngoại tình là rất thấp so với nhiều nước. Nếu tình yêu hay hôn nhân xảy ra những trục trặc, thường thì phụ nữ Việt có xu hướng tìm các giải pháp và nhờ gia đình bạn bè khuyên giải hay chấp nhận khó khăn để gìn giữ gia đình. Đó là lý do vì sao phụ nữ Việt được đề cao với phẩm chất chung thủy và đáng được tin cậy.
Phụ nữ Việt trong thời hiện đại không còn chỉ ở nhà làm nội trợ hay chăm sóc ruộng vườn nữa, họ vừa chăm sóc gia đình, dạy bảo con cái, và vẫn đi làm để lo kinh tế cho gia đình. Họ vẫn luôn hỗ trợ chồng con cũng như mọi thành viên khác trong gia đình phát triển, vẫn có trách nhiệm với việc tề gia nội trợ. Ngoài ra, dù là người lao động chân tay hay nội trợ, công sở họ đều làm việc rất chăm chỉ, không nề hà dù là công việc nặng nhọc hay công việc thủ công tỉ mỉ, đến công việc đòi hỏi sự nhẫn nại và hi sinh cao như chăm sóc trẻ nhỏ người già… Họ đều làm hết mình với tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương. Vì gia đình, tình yêu và tương lai, họ cũng luôn luôn có nghị lực để vượt qua những thử thách và gian khó trong cuộc sống.
(Ảnh: shutterstock.com)
Phụ nữ Việt Nam có nhiều nét khác biệt so với phụ nữ ở nhiều quốc gia khác. Ví dụ ở Nhật, Hàn, phụ nữ có xu hướng ở nhà chăm sóc gia đình sau khi kết hôn. Ở phương Tây, phụ nữ hay yêu cầu nam giới phải chia sẻ việc nhà.
Có lẽ bạn sẽ nghĩ những phẩm chất của phụ nữ Việt đi ngược lại với phong trào bình đẳng? Con người ai cũng có mặt tốt và mặt cần cải thiện, một cá nhân có những phẩm chất thế nào phần lớn là do ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xung quanh mà chính họ cũng không nhận thức được. Chúng ta nên nhìn nhận lại những giá trị tốt đẹp của mình, nếu để tư tưởng “nam nữ bình đẳng” quá nặng sẽ dễ làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Những người phụ nữ còn chưa đủ tự tin vào bản thân và chưa nhận ra những phẩm chất đáng quý của mình sẽ chợt hiểu ra và yêu thương tôn trọng bản thân mình hơn.
Tuy vậy, với xu thế tự do và bình đẳng, lối sống, văn hóa, văn minh, thì sẽ không có một chuẩn mực nào cho hình ảnh của một người phụ nữ. Bạn là người phụ nữ thế nào: tự do, truyền thống, văn minh, thuần Việt, Tây hóa hay ra sao đi nữa, thì bạn hoàn toàn có quyền tự quyết định và trở thành người phụ nữ mà mình mong muốn. Tuy nhiên, giữ lại được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống là điều vô cùng đáng quý!
Tham khảo:
Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Bạn tham khảo nha:
Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:Mỗi người phụ nữ hiện đại tìm cho mình một quan niệm sống và phong cách sống khác nhau, điều đó cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức về cái đẹp mà họ hướng đến chứ không còn gò ép mình vào chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực vẻ đẹp của những quan niệm cũ. Điều này càng khẳng định phẩm chất tự tin và năng động của người phụ nữ hiện đại, khẳng định sự tiến bộ trong tư tưởng của người phụ nữ ngày nay. Chính sự cởi mở và bình đẳng của xã hội trong các quan niệm về đạo đức và cái đẹp đã tạo ra cơ hội cho người phụ nữ thể hiện mình, đó cũng chính là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong mô hình xây dựng gia đình truyền thống và hiện đại. Vì vậy, cùng với những nét đẹp truyền thống xưa thì ngày nay người phụ nữ hiện đại Việt Nam đã biết tiếp nối, kế thừa, bổ sung và xây dựng những phẩm chất mới, góp phần hoàn thiện hình ảnh người phụ nữ thời hiện đại, đồng thời sự bản lĩnh của người phụ nữ đã làm thay đổi chính cuộc sống của họ, thay đổi đời sống gia đình và làm cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.