Viết đạn văn ngắn cảm nghĩ của em về an dương vương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Bài làm:
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có thể coi là truyền thuyết bi tráng nhất và cũng là tấn bi kịch đầu tiên, lấy nước mắt và sự căm phẫn của người đọc trong văn học dân tộc. Giá trị lịch sử của truyền thống luôn luôn là đề tài mới mẻ đối với dân tộc ta trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Bài học về sự cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước.
Truyền thuyết đề cập tới việc xây dựng thành ốc và chế nỏ thần Kim Quy. Thần Kim Quy là nhân vật thần thoại xuất hiện đầu và cuối truyền thuyết góp phần tô đậm yếu tố thần kì trong tích yểm trừ yêu quái để xây dựng Loa Thành và chế tạo nỏ thần. Nhờ có nỏ thần mà giặc phương Bắc luôn thua trận khi đem quân sang cướp phá nước Âu Lạc.
Tuy nhiên, vì suy nghĩ chủ quan có thành cao, hào sâu và nỏ thần nên An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của kẻ thù năm nào từng mang quân xâm lược nước ta, tàn sát nhân dân ta chẳng khác nào hành vi nuôi cáo trong nhà. Đồng thời nhà vua đã bất cẩn khi để lộ bí mật quốc gia cho con gái biết để con gái đem kể với con rể và cho chồng xem trộm. Thậm chí khi bị gian tế ngầm làm cái nỏ giả thay vuốt Rùa Vàng mà nhà vua cũng chẳng mảy may biết gì. Khi nước lâm nguy mà nhà vua vẫn điềm nhiên đánh cờ và tự đắc về nỏ thần, vua đâu có biết con rể Trọng Thủy đã ăn cắp được lẫy nỏ thần đem về nước rồi. Cho đến khi bị gặc là chàng con rể truy kích đến đường cùng nhà vua kêu trời hại, đâu phải trời hại. Thành nước vỡ tan, vó ngựa xâm lăng của cha con Triệu Đà là thảm kịch do sự chủ quan, kinh địch của chính An Dương Vương.
Khi Rùa Vàng hiện lên và chỉ rõ sự thật An Dương Vương mới tỉnh ngộ và hiểu ra cơ sự và chỉ còn biết cách chém Mị Châu và đâm đầu xuống biển và ôm theo mối hận thù thiên thu. Trước sự chủ quan, kinh địch khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than chính nhà vua phải là người chịu trách nhiệm nặng nề của lịch sử nhưng nhân dân ta đã dành cho An Dương Vương tình thương, sự nhân đạo đồng thời cũng là đánh giá công minh công lao dựng nước xây Loa Thành, và cảm thông cho tấm lòng thành thực trong việc hữu hảo, không muốn chiến tranh liên miên. Nhưng sự chân thành và nhân từ ấy đã bị kẻ thù nham hiểm lợi dụng gây nên thảm họa cho quốc gia và cái chết của An Dương Vương chính là hình phạt.
Tham khảo:
1. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thuyết
- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.
2. Thân bài:
* Cảm nhận về công lao dựng nước
- Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
- Quá trình xây thành
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.
+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.
- Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung:
+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.
An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước
- Những sai lầm của An Dương Vương
+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.
- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.
- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.
- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.
Kết bài
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.
#Walker
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.
Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bạn tham khảo nha:
Trong truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy, nhân vật An Dương Vương đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. An Dương Vương là thủ lĩnh của nước Âu Lạc, được sự trợ giúp của Thần Kim Quy mà không những xây dựng thành ốc vững chãi, kiên cố mà còn có vũ khí nỏ thần bí mật bảo vệ trước sự xâm lăng của quân Triệu Đà. Vua An Dương Vương chính là đại diện của sức mạnh nhà nước Âu Lạc, là vị thủ lĩnh được nhân dân tôn sùng. Thế nhưng, do quá chủ quan và mất cảnh giác, lệ thuộc vào nỏ thần mà An Dương Vương đã mắc lừa Triệu Đà, đồng ý cho Trọng Thủy- con trai Triệu Đà được kết hôn với con gái mình và ở rể. Sự chủ quan còn được tiếp tục thể hiện khi An Dương Vương nghe tin Triệu Đà đem quân sang đánh thì vẫn thản nhiên. Chỉ cho đến khi giặc đến nơi thì đem nỏ thần ra nhưng lại chẳng còn tác dụng gì. Lúc đó, hình ảnh thủ lĩnh tháo chạy cùng con gái, bỏ mặc lại cả thành ốc, cả nhân dân đáng để người sau suy ngẫm. Sau đó, An Dương Vương cũng tự rơi vào bi kịch tự tay đánh mất nước mà còn rơi vào bi kịch tự tay giết con gái mình- người vô tình tiếp tay cho giặc. Dù cho An Dương Vương mãi mãi đi vào cõi bất tử nhưng hình tượng của một vị thủ lĩnh của nhà nước cổ đại Việt Nam cũng vẫn đọng mãi trong tâm trí người đời sau.