Ai viết giúp em phần C em đang cần gấp ( ko sao chép trên mạng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Làm anh thật khó
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ...”
Gia đình em có bốn người: bố, mẹ, em và em gái của em. Người em cảm thấy yêu thương nhất là em gái của em. Em gái em năm nay ba tuổi, bé tên là Hoa. Hoa là một đứa em gái rất ngoan nhưng cũng rất hay giận dỗi. Điều làm em ấn tượng nhất trên khuôn mặt của em gái là đôi mắt to tròn và đen láy. Đôi mắt ấy mỗi khi giận dỗi điều gì là sẽ rơi nước mắt khiến cho cả nhà phải dỗ dành an ủi. Mới ba tuổi nhưng Hoa đã rất ra dáng người lớn, mái tóc dài lúc nào cũng buộc gọn gàng. Quần áo luôn được em giữ gìn sạch sẽ và phẳng phiu. Hoa là một cô em gái vô cùng đáng yêu.
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.
Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.
Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.
"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."
Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.
Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.
Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.
Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc
MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe
Tk cho ai là do bạn.
Làng em ở vùng bán sơn địa. Mười năm lại đây nhờ “ Tết trồng cây” mà tất cả các đồi trọc đều được phủ một màu xanh bát ngát. Con sông Thuồng Luộng uốn khúc, ôm lấy xã Bình Minh quê em.
Cảnh buổi chiều nhất là những buổi chiều hè ở quê em thật đáng yêu, đáng nhớ. Nhờ chăn nuôi phát triển, gia đình nào cũng có ba bốn con trâu bò. Anh Lý – triệu phú làng Đồi – có một đàn bò 38 con ; năm nào anh cũng xuất chuồng một tá, thu về mấy chục triệu. Hình ảnh đàn bò, cổ đeo mõ, nối đuôi nhau đi về thôn trong tiếng tù và khi mặt trời lặn xuống sau đồi. Con Gà là một hình ảnh thân thuộc, yên vui thanh bình. Lũy tre của bác Năng rộng hơn ba mẫu, lũy tre ken dày, chiều đến có hàng nghìn con cò trắng đi ăn đồng xa kéo về tụ hội. Có nhìn thấy đàn cò dang rộng đôi cánh trắng, xếp hàng cánh cung bay lượn trên lũy tre làng, trên sông Thuồng Luồng mới cảm thấy vẻ đẹp hữu tình của buổi chiều quê hương em.
Chiều nào đi học về, chúng em cũng dừng lại bên bờ sông say sưa ngắm nhìn các lồng cá, những con thuyền nan tung chài, những thuyền chở hoa trái, rau màu xuất bến. Và khi tiếng chuông chùa Bồng ngân buông, chúng em mới rảo bước về nhà. Hôm nào, em cũng cảm thấy trong cặp sách em có tiếng nghé o, tiếng tù và, tiếng chuông chùa, sắc trắng của cánh cò ấp ủ, được em mang về nhà. Em càng thấy hồn em rung động một tình quê ấm áp vơi đầy.
Quê tôi là một làng chài ven biển. Dân chài sống lam lũ quanh năm mà vẫn chẳng dư dật được bao nhiêu. Làng hướng mắt ra đón những cơn gió biển thổi vào thế nên bọn nhóc tụi tôi mới nhỏ ti mà đứa nào đứa nấy sạm đen vì nắng và gió biển. Vùng quê tuy nghèo nhưng không phải không có những niềm vui. Với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất chínhlà được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
Chiều nào cũng vậy, tôi cùng lũ bạn bước nặng trịch trên những cồn cát đầu làng sau buổi tan trường. Cồn cát mênh mông gắn bó với cả tuổi thơ tôi trong suốt những tháng ngày qua. Nó còn gắn với bao trò chơi bí mật của lũ trẻ con miền biển. Nhưng hôm nay cũng vậy, tôi phải từ bỏ những cuộc chơi sớm hơn để về giúp bố mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều. Bố tôi đi biển cứ sẩm tối mới về. Còn mẹ toi đi làm cũng hay về muộn. Bữa cơm chiều trông chờ vào cả cậu con trai lớp sáu.
Tôi về nhà, cất sách vở nhưng không nấu cơm ngay. Bao giờ cũng vậy, tôi dọn dẹp sân thềm trước và tranh thủ ngắm lúc hoàng hôn. Hôm nay biển xanh chỉ hơi gợn sóng nhưng chỉ có dân miền biển như chúng tôi mới rõ, ở trong cái sự phẳng lặng kia, biển đang động lắm.
Chả là, đó là lúc nước triều bắt đầu dâng mà. Gió biển hôm nay nhẹ nhàng mát rượi. Vị mặn thổi vào khiến con mắt tôi cảm giác cay cay. Biển bắt đầu nhợt nhạt vì mặt trời sắp lặn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày không đủ tạo màu trên biển mà đủ để mặt biển ánh lên màu trắng hơi phớt vàng nhợt nhạt.
Mặt trời bắt đầu tắt nắng. Phía xa kia không phải làông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang mà là một quả cầu rực đỏ đặt trên một cái mâm lớn màu xanh lục. Quả cầu lửa nhỏ dần rồi cứ thế rơi trụt vào trong lòng biển cả. Phía ngoài khơi chi chít những chiếc tàu đang rướn mình hướng về phía làng tôi. Trong những chiếc tàu kia, có một chiếc ngày nào tôi cũng chờ cũng đợi.
Bữa cơm chiều đã dọn xong vừa kịp lúc bố mẹ tôi về. Bố nhâm nhi chén rượu kể câu chuyện cả ngày đi biển. Còn mẹ vừa ăn vừa thỉnh thoảng lại xoa đầu đứa con trai. Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến như đang ngợi khen sự ngoan ngoãn của con trai mình. Tôi thấy lòng ấm lại, ấm như bát cơm đầy đang nằm trong bàn tay nhỏ của tôi.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái