Cho tam giác MNP cân ở P, MN = 6 cm, PI là phân giác của góc MPN (I thuộc MN)
a, Chứng minh: Tam giác MPI = Tam giác NPI
b, Kẻ IK vuông góc với PM tại K, IH vuông góc với PN tại H.
Chứng minh: IP là phân giác của góc KIH
c, Trên tia đối của tia IP, lấy điểm Q sao cho IQ = IM
Chứng minh: Tam giác MIQ vuông cân. Tính độ dài MQ.
d, Tam giác MNP cần thêm điều kiện gì để tam giác PKH đều?
△MNP cân tại P. MN = 6cm, NPI = MPI = NPM/2 , (I MN)
IK ⊥ PM , IH ⊥ PN . IQ = IM
KL
a, △MPI = △NPI
b, HIP = PIK
c, △MIQ vuông cân. MQ = ?
d, Nếu PKH đều, điều kiện △MNP
Bài làm:
a, Vì △MNP cân tại P => PN = PM
Xét △NPI và △MPI
Có: NP = MP (gt)
NPI = MPI (gt)
PI là cạnh chung
=> △NPI = △MPI (c.g.c)
b, Xét △HPI vuông tại H và △KPI vuông tại K
Có: PI là cạnh chung
HPI = KPI (gt)
=> △HPI = △KPI (ch-gn)
=> HIP = PIK (2 góc tương ứng)
Mà IP nằm giữa IH, IK
=> IP là phân giác KIH
c, Ta có: PIN = MIQ (2 góc đối đỉnh)
Mà PIN = 90o (gt)
=> MIQ = 90o (1)
Xét △MIQ có: IQ = IM => △MIQ cân tại I (2)
Từ (1), (2) => △MIQ vuông cân tại I
Vì △NPI = △MPI (cmt)
=> IN = IM (2 cạnh tương ứng)
Mà MN = IN + IM = 6 (cm)
=> IN = IM = 6 : 2 = 3 (cm)
Mà IM = IQ
=> IM = IQ = 3 (cm)
Xét △MIQ vuông tại I có: IQ2 + IM2 = MQ2 (định lý Pitago)
=> 32 + 32 = MQ2
=> 9 + 9 = MQ2
=> 18 = MQ2
=> MQ = \(\sqrt{18}=3\sqrt{2}\)
d, Để △PHK đều <=> HPK = PKH = KHP = 60o
=> △MNP có NPM = 60o mà △MNP cân
=> △MNP đều
Vậy để △PKH đều <=> △MNP đều