GDCD: em hãy vẽ 1 sơ đồ tư duy thể hiện 1 bài đã học từ bài 1 đến bài 11
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoạt động cơ bản của thầy và tròNội dung bài học
1. Khởi động * Mục tiêu: - HS tìm hiểu xem các em đã biết được gì về tình hôn nhân và gia đình - Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS * Cách tiến hành: - GV định hướng cho HS nghe bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” - GV nêu câu hỏi: Bài hát này giúp ta hiểu được điều gì? - 2 đến 3 HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung * GV chốt: Gia đình là chốn để ta trở về sau những buổi làm việc vất vả,chia sẻ với nhau những niềm vui, nổi buồn .Vậy, mỗi chúng ta cần phải làm gì để xây dựng gia đình hạnh phúc. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu thế nào là hôn nhân * Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là hôn nhân - Rèn luyện năng lực nhận thức, giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV chiếu tình huống lên bảng và lần lượt nêu câu hỏi. - Tình huống: Anh Tuấn yêu chị Nga và được 2 bên gia đình đồng ý. 2 người đến UBND xã đăng kí kết hôn. Hỏi: ? Mối quan hệ giữa anh Tuấn và chị Nga được gọi là gì? ? Vậy hôn nhân là gì? - HSTL - GV ghi ý kiến của HS lên bảng phụ * Kết luận: - Mối quan hệ giữa 2 người là mối quan hệ vợ chồng( hôn nhân) - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn Hoạt động 2: Đọc hợp tác để tìm hiểu nội dung chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay * Mục tiêu: - HS biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực nhận thức. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tự đọc điểm b, mục 2: chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. - HS tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc - GV giới thiệu với HS điều 8: điều kiện kết hôn của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 * GV chính xác hóa và chốt lại nội dung chính. Hoạt động 3: Đàm thoại tìm hiểu khái niệm gia đình * Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm gia đình - Rèn luyện năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi cho HS 1. Gia đình em gồm mấy thành viên, đó là những thành viên nào? 2. Mối quan hệ giữa bố và mẹ là mối quan hệ gì? 3. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con là mối quan hệ gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận - HS thảo luận( một số hs nêu ý kiến với mỗi câu hỏi ) - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ - Lớp thống nhất đáp án * Kết luận: GV chính xác hóa đáp án của hs và kết luận Hoạt động 4: Đàm thoại để tìm hiểu các chức năng của gia đình * Mục tiêu: - Hs hiểu được các chức năng của gia đình - Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề * Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi cho HS: Câu 1. Gia đình có những chức năng cơ bản nào? Câu 2. Để góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, em có thể làm gì? - HS phản hồi ý kiến - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ * Kết luận: Câu 1. Gia đình có 4 chức năng cơ bản Câu 2. Bản thân em cần học tập tốt, biết vâng lời cha mẹ, ông bà…. |
2. Hôn nhân a, Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ - Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên a, Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi 2 mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
b, Chức năng của gia đình - Chức năng duy trì nòi giống - Chức năng kinh tế - Chức năng tổ chức đời sống gia đình - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái |
giúp mình với nhanh lên nha chỉ còn mỗi tối nay thôi