hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về hoạt động của em trong ngày trải nghiệm thực tế vừa qua khi đi với trường
nhanh mk tick cho nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vừa qua, trường em tổ chức “Hội khỏe Phù Đổng”. Chúng em đã tham gia cuộc thi kéo co theo khối. Sau nhiều vòng thi, lớp em đã vào trận chung kết. Đối thủ của chúng em là lớp 2A2. Em và các bạn đã cố gắng hết sức để giành được giải Nhất. Em cảm thấy rất vui khi được tham gia hoạt động này cùng các bạn.
Vì dịch covit 19 nên năm học lớp 3 này chúng em phải học trực tuyến. Mặc dù em không được gặp cô và các bạn trực tiếp nhưng học qua máy tính cũng thật thú vị. Em rất thích được học tiết Luyện từ và câu của cô Lương. Bắt đầu tiết học là phần khởi động. Cô thường tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn để tìm ra tên ngẫu nhiên của một bạn trong lớp. Bạn nào cũng hào hứng, chờ đợi, mong vòng quay chỉ đúng tên mình. Sau đó, chúng em được cô dạy cách viết câu sao cho đúng chính tả, đúng chủ ngữ vị ngữ. Em thấy tiếng Việt thật thú vị qua mỗi bài giảng của cô.
-.-
tick mik
Từ thưở khái niệm học trải nghiệm còn tinh khôi, ta đến với yêu cầu trải nghiệm qua bước nhận thức. Người dạy Ngữ văn cần nhận thức đúng về trải nghiệm học tập, trải nghiệm sáng tạo trong môn học của mình. Hiện nay, trong cuộc sống và trong giáo dục, từ trải nghiệm được nhắc đến rất nhiều. Nhưng thực chất nên hiểu thế nào về trải nghiệm và trải nghiệm môn Ngữ văn.
Vài chục năm qua, khi chúng ta chưa chính thức bàn về dạy học để phát triển năng lực, hầu hết các nhà trường đã đều đã tổ chức cho học sinh các hoạt động tham quan dã ngoại, tham gia bảo vệ môi trường, tham gia lao động công ích, đi đến các bảo tàng…, song đó đã phải là trải nghiệm học tập, trải nghiệm sáng tạo chưa? Xin thưa: Chưa. Đó chỉ là trải nghiệm đời sống nói chung. Sự “nghiệm” chủ yếu là tùy cảm nhận và mang tính chiêm nghiệm cá nhân chứ không theo một nội dung, khung thang nào cả, nên khó có thể đánh giá được.Thực chất đó là trải chứ chưa nghiệm theo yêu cầu giáo dục. Ấy là nếm trải mà chưa chiêm nghiệm có mục đích. Trải nghiệm trong giáo dục có mục tiêu cao hơn. Đó là nhằm tăng cường kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Với môn Ngữ văn (vừa luyện ngôn ngữ vừa cảm thụ văn chương) thì lại càng cần từ nhìn nhận thực tế cuộc sống, vận dụng sáng tạo kiến thức để nói hay, viết tốt và sống ý nghĩa hơn.
Trải nghiệm với mục tiêu phát triển năng lực làm cho hoạt động trải nghiệm thành đường đi có đích. Khi học Ngữ văn, năng lực của học sinh được hình thành và củng cố. Song các năng lực đó hòa quyện và tích hợp vào nhau nên việc cố “điểm danh, kiểm mặt”, cố tìm tên gọi thì dễ thành ra dán nhãn tùy tiện, cho nội dung trải nghiệm thực tế. Ví dụ đưa ra câu trả lời rằng nếu đưa học sinh đi thực tế thì thúc đẩy được những kỹ năng gì, các kỹ năng ấy sẽ hợp thành năng lực gì? Hay sau trải nghiệm, báo cáo và thuyết trình thì sẽ luyện được những kỹ năng nào, rồi quy về tên năng lực là... Bởi vì các năng kỹ năng đan lồng và khó tách bạch đơn lẻ. Vậy nên trong tham luận này, chúng tôi xin không nêu vấn đề theo hướng đuổi chạy theo “vẽ rắn thêm chân”, nên cũng không cố liệt kê kỹ năng để hợp thành tên năng lực.
Từ giờ học thực tế đến trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn
Nhớ lại thưở ban đầu, đứng trước nhu cầu đổi mới dạy học môn Ngữ văn thôi thúc, một số nhà trường và giáo viên đã sáng tạo và chủ động tổ chức giờ học có thâm nhập thực tế. Học thực tế sẽ đem đến cho học sinh sự hứng thú học tập. Ở đó, người thầy bớt lối cảm thụ văn hộ trò rồi tiến hành đọc - chép. Mở không gian học tập mới ở ngoài lớp, ngoài trường đã tạo ra sự “đổi gió”. Đó là đáp ứng nhu cầu chính đáng “Trăm nghe không bằng một thấy”.Khi được tham gia tìm, xây dựng nội dung học, trò sẽ nhớ lâu và quý kiến thức hơn. Thực tế hiện nay, giữa bão thông tin, nếu chỉ yêu cầu ghi nhớ thì học sinh ít “chịu” học thuộc các con chữ, những văn bản dài. Thế nên, việc phải tạo ấn tượng, điểm nhấn đã trở thành đòi hỏi bức thiết trong các giờ Ngữ văn.
Xin cùng nhớ lại, khoảng 17 -18 năm trở về trước, giáo viên dạy văn chỉ cầm một bức ảnh chân dung tác giả (cỡ bằng tờ A$) đi giữa các dãy bàn là học sinh đã nhoài người xem trầm trồ và hứng thú. Giờ dạy đó ấn tượng vì có giáo cụ trực quan. Từ năm 2008, một số nhà trường (trong đó có trường tôi công tác) “phủ sóng” ứng dụng công nghệ thông tin để giúp bài giảng sinh động. Những hình ảnh phong phú, trích đoạn phim tư liệu đã rất cuốn hút với học trò… Nhưng đến nay, clip và phim ảnh cũng không còn mới nữa. Và “Tiếng gọi nơi… thực tế”đã vang lên thôi thúc những thầy cô giáo dạy văn theo xu hướng tiến bộ.
Tiếng gọi ấy vang động khi đang học và ngân dài sau khi bài học ngỡ đã hoàn thành. Cần học từ thực tế, vì cách học này mới thực sự giúp vừa dạy chữ vừa dạy người. Kiến thức được khắc sâu hơn, tình cảm và năng lực giao tiếp, ứng xử lễ nghĩa đã được khơi dậy và luyện rèn. Ví dụ như khi chúng tôi đưa học sinh đi thăm mộ các danh nhân ở nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hay khi thăm gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng cùng mộ phần của ông (nhà văn được an táng ngay trong khuôn viên của gia đình), chứng kiến học sinh nối bước thầy và bạn học theo nhau cùng kính cẩn thắp hương, cùng nâng niu từng kỷ vật của nhà văn mới hiểu các con đang được tham gia hoạt động “tự giáo dục” rất tốt. Điều này nếu chỉ học qua sách vở ở trong lớp khó có thể mang hiệu quả giáo dục như vậy. Sau đó, khi trở về, chúng tôi yêu cầu học sinh viết thu hoạch và trình bày trước lớp, ai cũng hào hứng, ngay cả học sinh học chưa tốt môn Ngữ văn cũng thấy “có cái để viết, có chuyện để nói”. Từ đó, cơ hội học hỏi qua chúng bạn được mở ra, năng lực viết và thuyết trình được rèn luyện.
Người xưa có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, cái “khôn” chính là sự hiểu biết về kiến thức, thấu cảm về những điều thiêng liêng, quý giá để hiểu dân tộc mình, yêu đất nước mình và chủ động hội nhập quốc tế. Đó là những thu nhận không thể có nếu chỉ nghe nói, xem qua phim ảnh. Các trường theo xu hướng tiến bộ cần triển khai nhiều hoạt động đổi mới thúc đẩy chất lượng học tập để đào tạo nên những con người năng động. Song nếu chỉ dừng ở tính thực tế của “giờ học thực tế” thì chưa đủ. Trải nghiệm sáng tạo khác với trải nghiệm đơn thuần.Vì trong đó cần hiệu quả sáng tạo của việc tổ chức đi và thu kết quả khi về. Trong đó, chú trọng đánh giá hiệu quả phát triển năng lực. Trải nghiệm sáng tạo cần quy mô và có kế hoạch. Chương trình nhà trường nêu rõ từ đầu năm học. Ban giám hiệu chỉ đạo, giáo viên tổ Ngữ văn đồng lòng để nâng chất lượng bộ môn. Với xu hướng tích cực liên môn hiện nay thì việc kết nối giữa các bộ môn để thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả học tập luôn thôi thúc xây dựng và định hình rõ từ khi lên kế hoạch đến qua trình thực hiện
bn ơi 5 - 7 câu nhớ đọc kĩ đề bài