K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

Nam Cao (1915 – 1951) là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

10 tháng 11 2017

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



 

10 tháng 11 2017

 Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần. 
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi. 
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài. 
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v… 
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

12 tháng 6 2018

Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...

Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

12 tháng 6 2018

lên google nhanh hơn đấy

26 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

15 tháng 12 2021
15 tháng 12 2021

Câu ghép + Trợ từ đâu em? Lần sau đọc kĩ đề rồi hãy làm

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

 

Giống: Đều tập trung viết về nỗi khổ của người dân trong xã hội cũ

Khác:

+ Nguyên Hồng: Những oan ức, cay nhục, bất công mà người phụ nữ phải chịu (bị đày đoạ bởi cổ tục)

+ Ngô Tât Tố: Không nhịn đc bèn vùng dậy chống trả (sưu thuế- thuế vô lí đã đày đoạ ng phụ nữ)

+Nam Cao: Của Lão già đơn độc, không đc ở cùng con

28 tháng 11 2018

Đề 1 :

"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố – nhà văn hiện thực xuất sắc.

11 tháng 10 2016

"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.


 

11 tháng 10 2016

"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.

Đây là bài mẫu bạn hãy tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!