Tác giải bài thơ Thiên trường vãn vọng là một vị vua. Việc một vị vua làm thơ về làng quê cho em những suy nghĩ gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.
- Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.
Tham khảo
- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.
tham khảo
❏ Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
❏ Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh họat của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.
❏ Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.
Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.
Chúc bạn học tốt!
"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người.
Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.
Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.
(Tức sự)
Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.
Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.
Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không.
Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.
Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.
Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!
Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.
Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.
Tác giải bài thơ Thiên trường vãn vọng là một vị vua. Việc một vị vua làm thơ về làng quê cho em những suy nghĩ gì?
TL:
-ta thấy được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.
-Không còn thấy bức tường xa cách giữa vua và nhân dân nữa mà thay vào đó là 1 tình yêu nhân dân , gần gũi với nhân dân hơn các triều đại khác.
Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.
Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.
(Tức sự)
Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.
Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.
Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không.
Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.
Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.
Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!
Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.
Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.