Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
'' Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy lặng phù sa.''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ nói quá trong câu thơ :
"Bác ơi tim Bác mênh mông thế"
- Tác dụng : Muốn nói tấm lòng của Bác cao cả , nhân hậu , yêu thương mọi người nhất là các cháu thiếu nhi là vô hạn ko đáy. Lm cho câu thơ thêm ấn tượng, sự phóng đại nói quá thể hiện sự bao dung và tình yêu to lớn của Bác dành cho dân tộc Việt, cho đất nước, ở đây dùng tự mênh mông để giúp ta dễ hình dung sự lớn lao của tình yêu trong tim Bác.
Tham khảo!
Các dòng thơ sử dụng biện pháp so sánh :
- Cây cao bằng gang tay
- Lá cỏ bằng sợi tóc
- Cái hoa bằng cái cúc
- Tiếng hót trong bằng nước
- Tiếng hót cao bằng mây
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ: So sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Mọi vật trên Trái đất qua con mặt của trẻ đều thân yêu, ngây thơ và đáng yêu, ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của
Tham khảo
Phép tu từ ẩn dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Tác dụng: Gợi nhiều liên tưởng cho người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ trên một đêm rừng ở chiến khu việc Bắc. Đó là sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người con trong gia đình.
BN THAM KHẢO
BPTT : ẩn dụ : ở chỗ Người cha mái tóc bạc ( ẩn dụ phẩm chất )
Tác dụng : hình ảnh ẩn dụ người cha chỉ bác Hồ thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm,lo lắng của Bác đối với anh chiến sĩ như tình cảm của người cha đối với những đứa con của mình. Qua đó cũng thể hiện được tình cảm yêu thương, sự kính trọng của anh đội viên đối với Bác.
Tham khảo
Biện pháp tu từ :
+ So sánh ( như )
+ Tính từ + từ láy
+ Ẩn dụ ( đường vàng )
Tác dụng : So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
a, Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
~Ẩn dụ [so sánh ngầm]
"Ngày Huế đổ máu" dễ cảm nhận được cái sôi sục của chiến tranh đang xảy ra tại Huế.
b, Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
~So sánh
Chim chích là một loài chim nhỏ bé, nhanh nhẹn; đường vàng- đồng lúa chín. Làm nổi bật hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, nhỏ bé nhảy trên cánh đồng lúa quê hương.
Tán lá xòe ra
Như cái ô tròn
Tròn như cái nong
là những biện pháp tu từ so sánh
1. "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Ẩn dụ: "mặt trời trong lăng rất đỏ"
Tác dụng:
+ Về mặt nghệ thuật: tăng tính hình ảnh cho đoạn thơ, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc
+ Về nội dung:
- Mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ, qua hình ảnh ẩn dụ trên tác giả ca ngợi công lao của Bác Hồ như vầng ánh dương soi sáng đường đi cho nhân dân ta đến với độc lập, tự do hạnh phúc. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với Bác.
2. "Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Nghệ thuật ẩn dụ :Mùa xuân nho nhỏ
- Tác dụng:
+ Về mặt hình thức: Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, tạo âm hưởng sâu lắng
+ Về mặt nội dung: "Mùa xuân nho nhỏ" ẩn dụ cho khát vọng sống cao đẹp, sống hiến dâng phần đời đẹp nhất của mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước.
3. "Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"
Biện pháp tu từ: Ẩn dụ "Khuôn trăng đầy đặn"
Tác dụng:
- Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách độc đáo nhằm gây ấn tượng với người đọc.
- Khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân là một tuyệt sắc giai nhân khiến người khác ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên
Câu so sánh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ thức chỉ vì chúng con
(So sánh hơn kém)
Giải thích: So sánh ở đây là so sánh hơn kém vì có chữ chẳng bằng. Vậy thì nếu so sánh, ta sẽ có kết quả là dòng một( những ngôi sao) chưa bằng hoặc bé hơn(chẳng bằng) công lao mẹ( mẹ thức chỉ vì chúng con). Phép so sánh ở câu này cho thấy được công lao của mẹ còn lớn hơn cả những ngôi sao trên bầu trời.
- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
- Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
- Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.
Chúc bạn học tốt!