K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

phần phân tích của mình đây nhé bạn

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương.

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dần tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

bạn cần mẫu nữa k ah

Nhà văn Nguyên Hồng có một tuổi thơ buồn, bất hạnh và nhiều cay đắng, tủi nhục. Nhà văn đã viết lại những câu chuyện tuổi thơ của mình trong cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu” gây nhiều xúc động cho bạn đọc.

Trong cuốn hồi kí này, Nguyên Hồng không chỉ kể về mình, về gia đình, bố, mẹ mà còn khắc họa khá rõ nét một nhân vật – Nhân vật người cô. Nhân vật này không phải để lại trong kí ức của Nguyên Hồng là người cô nhân hậu, biết yêu thương mà là một người bà cô tính cách tàn nhẫn, vô tình ngay cả với người cháu ruột thịt của mình.

Con người, tính cách của nhân vật người cô được khắc họa khá rõ nét, sinh động trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, thuộc chương IV của cuốn hồi kí “ Những ngày thơ ấu”. Trong đoạn trích này, nhân vật người cô hiện lên với vẻ vô tình, lạnh lùng. Cô ta đối xử với cháu mình vô cùng khắc nghiệt, nhẫn tâm hệt như đối xử với kẻ thù của mình. Trong đoạn trích, nhân vật người cô cũng xuất hiện với lời hỏi han có vẻ rất quan tâm đến người cháu của mình: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”.

Câu hỏi này đã tác động đến tâm lí của người cháu, bởi đây cũng chính là mong muốn của bé Hồng. Phải xa mẹ khi còn nhỏ nên nếu có cơ hội gặp lại sẽ rất vui mừng và hạnh phúc “nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rơi nước mắt”.

Dù rất vui mừng, hạnh phúc vì ý nghĩ sẽ được gặp mẹ nhưng khi nhìn người cô, biết cô không hề có ý tốt: “nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch”. Nghĩa là người cô không hề có ý muốn đưa bé Hồng vào với mẹ mà tất cả chỉ là đang diễn kịch, đang ấp ủ những âm mưu xấu xa. Mục đích chính của người cô chỉ là muốn gieo rắc vào đầu mình ý nghĩ căm thù mẹ : “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mà ruồng rẫy mẹ”. Đến đây, ta thấy được sự vô tình đến nhẫn tâm của nhân vật người cô. Chỉ vì không thích mẹ của bé Hồng mà cô ta cũng muốn gieo rắc lòng hận thù mẹ vào cháu của mình. Đối với một đứa trẻ ngây thơ như bé Hồng, điều đó chẳng phải quá tàn nhẫn sao?

Khi nghe bé Hồng nói không muốn vào và tin chắc cuối năm thế nào mẹ mình cũng về. Mục đích chưa đạt được, người cô vẫn ngọt giọng dụ dỗ “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu”.

Người cô không hề để ý đến cảm nhận của bé Hồng, dù biết bé sẽ tổn thương nhưng vẫn rắp tâm muốn chia cách tình cảm của hai mẹ con chú bé, mong muốn chú bé cũng sẽ hận mẹ như bản thân cô ta ghét mẹ của bé Hồng.

Sự nhẫn tâm của bà cô khiến bé Hồng dù muốn nhưng cũng không dám nói ra mong muốn thực sự của mình. Với một em nhỏ như bé Hồng, phải kìm nén những cảm xúc, thực sự rất đáng thương.

Nhân vật người cô cũng là một người cố chấp, khi mục đích của mình chưa thực hiện được thì sẽ làm mọi cách để nó diễn ra theo ý mình. Mọi cảm xúc của người cháu- dù có là ruột thịt của cô ta thì cô ta cũng không màng tới. Khi bé Hồng đã bị tổn thương bằng những lời nói của người cô “ lòng tôi thắt lại, khóe mắt đã cay cay” thì người cô vẫn ngoan cố đến cùng với mục đích của mình: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”.

Tâm hồn mong manh của bé Hồng hết lần này đến lần khác làm cho tổn thương, đau xót. Lần này bà cô nhấn mạnh vào từ “em bé” như muốn nói với bé Hồng: mẹ đã có em bé mới và bé sẽ bị mẹ bỏ rơi, không quan tâm, chăm sóc nữa. Đến đây, sự nhẫn tâm của bà cô đã đi quá giới hạn của bé Hồng, bé khóc vì thương mẹ, vì những lời nói quá mức cay nghiệt, cùng những định kiến của bà cô dành cho mẹ của mình. Bé Hồng đã không thể kìm nén được cảm xúc của mình: “ Nước mắt tôi ròng ròng rơi xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Tâm hồn của Hồng đã bị chính người cô của mình làm tổn thương bằng những lời lẽ vô tâm,vô tình nhất khiến cho hình ảnh bé Hồng hiện lên trước mắt người đọc thật đáng thương.

Nhân vật người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” có tính cách khắc nghiệt, nhẫn tâm. Đây cũng là nhân vật tiêu biểu cho những định kiến xã hội đối với người phụ nữ, mà cụ thể ở đây chính là mẹ bé Hồng. Trong cái nhìn khắc nghiệt của bà cô thì mẹ bé Hồng là người phụ nữ xấu xa, mẹ của bé Hồng không được quyền mưu cầu hạnh phúc, cả cả khi bố của Hồng đã không còn.

Cảm nhận nhân vật bà cô độc ác trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Nổi bật trong đoạn trích Trong lòng mẹ là hình ảnh người cô độc ác và cay nghiệt. Người cô của bé Hồng đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản thị dân,sống trong xã hội xưa nhỏ nhen, ích kỷ, giả dối và hết sức nhẫn tâm.

Mối xung đột dai dẳng giữa người cô và mẹ bé Hồng cho đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt. Mẹ bé Hồng đi làm ăn xa, người cô lợi dụng sự kiện gần đến ngày giỗ đầu và tình thế đơn độc của bé Hồng, người cô đã cố nói lời cay độc nhằm khiến bé hồng đau khổ và gieo rắc vào đầu óc non nớt của cậu sự thù ghét và ruồng bỏ mẹ mình. Đối với người cô, bé Hồng càng đau khổ, người cô càng thấy hài lòng.

Bằng những lời lẽ bóng gió, hành động giả tạo, bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú nhưng thực chất là đang dò xét thái độ của chú bé đáng thương. Bé Hồng đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Bé Hồng biết rõ nhắc đến mẹ, người cô ấy chỉ cố ý gieo giắt vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh nghiệt và ruồng rẫy mẹ chứ không bao giờ có ý tốt đẹp. Điều đó khiến chú bé Hồng vô cùng đau khổ vì mẹ chú có lỗi lầm gì mà bị đối xử tàn tệ đến thế.

Đứng ở vị trí bề trên, lại là người trưởng thành, dày dạn trải nghiệm và bằng cả sự xảo quyệt của mình, bà cô từng bước điều khiển cảm xúc của chú bé Hồng. Bằng giọng nói ngọt ngào, giả dối, người cô kể dạo này mẹ bé Hồng “phát tài”, dụ bé Hồng vào thăm “ em bé”. Bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” như để bé Hồng phải nhớ rằng mẹ của chú là người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác. Trước những lời nói của người cô, bé Hồng chỉ biết lặng im, rồi khác.

Dường như chưa đủ, người cô lại “tươi cười” kể cho chú nghe tình cảnh túng quẫn,hình ảnh gầy guộc,rách rưới của người mẹ khiến bé Hồng nghẹn họng “khóc không ra tiếng”. Bé hồng vừa thương mẹ vất vả, cơ cực vừa căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ, khiến mẹ phải rời xa anh em Hồng, trốn tránh ở phương xa. Rõ ràng, thực hư thế nào chưa biết, nhưng những lời lẽ của người cô đã động đến cảm xúc sâu thẳm nhất trong tâm hồn chú. Nhìn ỏ bề ngoài, rõ ràng, bà cô đã đạt được mục đích. Nhưng bên trong, bé Hồng cũng biết tìm cách chế ngự cảm xúc của mình, tự biện giải cho mẹ và khẳng định mạnh mẽ tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ.

Nhân vật người cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội đó mà còn là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khắc sâu vào nỗi đau trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.

6 tháng 10 2017

1.Bà cô là con người lạnh lùng, vô cảm và độc ác

2.Niềm vui sướng của bé Hồng đã thể hiện qua những hành động:

    -Vội vã, luống cuống, lập cập

    -Khóc, giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện

=>tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp biết bao

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

tham khảo:

"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

25 tháng 9 2021

Cho e  xin câu bị động với ạ

19 tháng 9 2021

tham khảo

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương. Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối. Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dần tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác. Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ. Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

19 tháng 9 2021

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không".

- Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch.

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.

- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

13 tháng 11 2021

Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.

“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.

Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.

Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.

Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!

Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!

Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.