Em hãy viết 1 đoạn văn tả hồ ba bể
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào khổ thơ sau,em hãy viết một đoạn văn tả hồ Ba Bể:
Trên hồ Ba Bể
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
hồ Ba Bể nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 10.048 ha, trong đó, khu vực bảo vệ I có diện tích là 952,75ha, được xác định là diện tích mặt nước hồ Ba Bể, các yếu tố cảnh quan sinh thái xung quanh bờ hồ và các điểm danh lam thắng cảnh liên quan nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể; khu vực bảo vệ II có diện tích 9.095,25ha, là vùng bao quanh, tiếp giáp với khu vực bảo vệ I.
Hồ Ba Bể là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên các vùng núi. Hồ được hình thành trên núi karst từ khoảng 10.000 năm trước đây, với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần các loại đất, đá đa dạng và cấu trúc địa chất độc đáo. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo nơi đây đã khiến hồ Ba Bể trở thành khu vực đa dạng sinh học, với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Xung quanh hồ có khoảng 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch, 470 loài động vật có xương sống, trong đó, có 81 loài thú, 234 loài chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư và 107 loài cá. Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong khu vực Ba Bể có ít nhất 367 loài bướm và nhiều loại động vật không xương khác.
Quê em có nhiều cảnh đẹp. Nhưng em thích nhất là hồ nước mát lành mà chiều chiều em và các bạn hay rủ nhau ra đó chơi.
Cái hồ hơi đặc biệt vì nó nằm ở giữa làng. Nó khá rộng, hình tròn, như một tấm gương soi khổng lồ mà mọi vật đều có thể soi bóng mình. Đó là nhờ làn nước trong veo có thể nhìn tận đáy. Mặt nước sôi động vào buổi sáng, yên tĩnh vào buổi trưa và lại nhộn nhịp vào buổi chiều. Dù vậy, lúc nào hồ cũng hiền lành, êm ả, đôi chút gợn sóng lăn tăn khi có gió. Mỗi sáng, mặt trời tỉnh dậy chiếu những tia nắng đầu tiên làm cho nước trong hồ lấp lánh, sáng lên lạ thường. Nước hồ trong trong pha chút màu xanh như nước biển. Hồ là nơi cư trú của khá nhiều loài. Dưới đáy hồ, những đám rong rêu mềm mại đưa mình theo lặn nước. Những chú cá tung tăng bơi lội. Anh cua, anh ốc, chị tôm cũng tha hồ chạy nhảy. Mấy đám bèo dâu, bèo lục bình trôi nổi trên mặt hồ. Vài chị chuồn chuồn ghé xuống đậu trên cánh hoa. Có chú ếch ngồi đó bi bô học bài. Có anh ễnh ương góp vui bằng tiếng kêu không mấy hấp dẫn của mình. Những âm thanh đó tạo cho hồ nước cuộc sống vui nhộn. Trên bờ có những hàng cây đứng trầm tư như suy nghĩ. Những cây nhãn, cây vải được trồng vòng xung quanh hồ như vệ sĩ đứng canh gác. Một cây xà cừ to che bóng mát vào buổi trưa hè. Ve sầu ẩn mình trong đó kêu râm ran...
Hồ nước là nơi tụ họp của những người dân làng mỗi buổi chiều tà. Cứ chiều đến, mọi người ra hồ hóng mát. Người lớn ngồi trò chuyện, có người ra hồ gánh nước tưới cây, bọn trẻ con rủ nhau xuống hồ tắm. Chúng bơi ra xa hái những bông hoa súng mọc lác đác. Vừa bơi lội chúng vừa hò hét ầm ĩ. Có chú chim thấy thế thích chí hót rộn vang.
Hồ nước là bạn của mọi người trong làng. Em yêu nhất cái hồ xinh đẹp ấy.
Vẻ đẹp của hồ Ba Bể hiện lên thật đẹp trong đoạn thơ. Để khám phá vẻ đẹp của hồ, thuyền ta lướt nhẹ, chỉ với một từ lướt nhẹ thôi mà ta có hình dung như đang bước trên chốn tiên cảnh nhân gian. Cảnh hồ đẹp thêm muôn phần bởi sự tô điểm của mây trời và núi xanh. Thiên nhiên vạn vật cũng tô điểm cho vẻ đẹp hồ Ba Bể. Những áng mây trắng xóa trôi lặng lẽ như đầy luyến tiếc trước cảnh sắc hồ Ba Bể. Trên dòng nước đẹp xinh, đó là con người với công việc lao động, công việc tô điểm cho cái đẹp của hồ. Đó là hình ảnh một mái chèo lướt nhẹ trên mặt nước và hòa vào cảnh núi, mây trời đẹp tươi.
trả lời:
Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước. Khiến cảnh tượng như con thuyền đang trôi bồng bềnh trên bầu trời. Mái chèo khua nước làm mặt nước rung rinh in bóng núi tạo nên thú vị, kì ảo của cảnh vật. Cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp nên thơ của Hồ Ba Bể càng thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả đối với quê hương đất nước.
hok tốt
Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm.
Chiếc đồng hồ báo thức là vật dụng rất quen thuộc đối với các bạn học sinh. Nó như một người bạn nhắc nhở các cô cậu học trò phải đi học đúng giờ. Mẹ cũng sắm cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất dễ thương hình chú mèo ú đô-re-mon. Nó to bằng bàn tay, màu xanh và được làm bằng nhựa cứng, cầm nhẹ nhưng rất chắc chắn. Đồng hồ có bốn chiếc kim : kim giờ, kim phút, kim giây và một kim để chỉnh giờ báo thức. Chiếc kim giờ màu đỏ để dễ nhận biết hơn. Trong chiếc đồng hồ, cũng in hình đô-re-mon, no-bi-ta và su-ka, xê-ko. Số chỉ giờ của đồng hồ cũng được viết cách điệu cho ngộ nghĩnh. Trên đồng hồ có hai chiếc chuông nhỏ sẽ rung khi đến giờ cài đặt để báo thức. Mặt sau của đồng hồ có các núm để chỉnh giờ và núm để đặt giờ. Đồng hồ chạy bằng pin, đằng sau chiếc đồng hồ có chỗ để lắp pin, chỉ cần hai cục pin là đồng hồ có thể hoạt động được. Em thường dùng pin con thỏ, pin sử dụng được rất lâu. Tận ba tháng mới phải thay pin mới nên cũng rất tiện. Em để đổng hồ ở chiếc bàn cạnh giường ngủ, mỗi khi đến giờ đã cài, đồng hồ sẽ báo giúp em đi học đúng giờ. Đồng hồ báo thức luôn đồng hành cùng em hằng ngày. Bây giờ, em không chỉ cài giờ để dậy mỗi sáng, mà còn cài giờ mình cần làm những việc quan trọng trong ngày. Thực sự chiếc đồng hồ là người bạn của em. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận vì đây là món quà mẹ tặng cũng như là sự nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian của bản thân cũng như những người xung quanh mình.
học tốt ~~~
Tả chiếc đồng hồ báo thức. Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.
Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.
Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đẩt không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm - dương lịch ở châu Á không giống nhau.
Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày : xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khời đầu của bốn mùa (hình 6.2). Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày :
- Mùa xuân từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6-5 (lập hạ).
- Mùa hạ từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8-8 (lập thu).
- Mùa thu từ 7 hoặc 8-8 (lập thu) đến 7 hoặc 8-11 (lập đông).
- Mùa đông từ 7 hoặc 8-11 (lập đông) đến 4 hoặc 5-2 (lập xuân).
CÂU 1 Ó
Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.
Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.
Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.
Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-ho-guom-c33a2056.html#ixzz50pRws6UO
Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.
Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.
Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.
xem đi tiếng anh á