Nhân vật Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân tiên đc miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói nhằm mục đích j
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian
+ Nhân vật có sự nhất quán trong tính cách từ đầu đến cuối truyện
+ Truyện theo motip ở hiền gặp lành
+ Thể hiện khao khát về công bằng, chân lí
Lục Vân Tiên là một người có tài và có đức, từ thuở nhỏ gia đình đã đính hôn với Võ Thể Loan, con Võ Công. Lục Vân Tiên lên kinh đô thi, giữa đường gặp Kiều Nguyệt Nga bị cướp bắt, Lục Vân Tiên phá tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga thoát nạn. Kiều Nguyệt Nga cảm công ơn của Lục Vân Tiên nguyện sẽ lấy Lục Vân Tiên.
Lục Vân Tiên đến kinh đô, sắp vào thi thì được tin mẹ mất, nên phải bỏ kinh đô về nhà để chịu tang, giữa đường vì đau buồn nên mắc bệnh, mắt mù. Lục Vân Tiên bị bọn thầy lang, thầy pháp lừa dối lấy hết tiền rồi lại bị một tên bạn xấu ( Trịnh Hâm ) lập mưu đẩy xuống sông. Được vợ chồng một ngư ông vớt lên. Lục Vân Tiên tìm đến nhà Võ Thể Loan để nhờ cậy, nhưng lại bị cha con Võ Thể Loan mưu hại, mang bỏ vào trong hang núi. Lục Vân Tiên được một tiên ông cứu và nhờ có thuốc tiên cho, Lục Vân Tiên khỏi mù, rồi lại được người bạn tốt là Hớn Minh đem về ở một ngôi chùa.
Còn Kiều Nguyệt Nga, nhớ công ơn Lục Vân Tiên, không chịu lấy con một tên gian thần. Tên gian thần trả thù, âm mưu bắt nàng sang cống Phiên. Giữa đường Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhưng được Phật cứu khỏi chết và sau vào ở nhờ nhà một lão bà.
Lục Vân Tiên sau khi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi đánh Phiên. Lúc thắng trận trở về tình cờ gặp Kiều Nguyệt Nga. Hai người nhận được nhau, đưa nhau về triều, cùng nhau sum họp một nhà còn bọn gian nịnh tham ác đều bị trừng trị.
Lục Vân Tiên là một người có tài và có đức, từ thuở nhỏ gia đình đã đính hôn với Võ Thể Loan, con Võ Công. Lục Vân Tiên lên kinh đô thi, giữa đường gặp Kiều Nguyệt Nga bị cướp bắt, Lục Vân Tiên phá tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga thoát nạn. Kiều Nguyệt Nga cảm công ơn của Lục Vân Tiên nguyện sẽ lấy Lục Vân Tiên.
Lục Vân Tiên đến kinh đô, sắp vào thi thì được tin mẹ mất, nên phải bỏ kinh đô về nhà để chịu tang, giữa đường vì đau buồn nên mắc bệnh, mắt mù. Lục Vân Tiên bị bọn thầy lang, thầy pháp lừa dối lấy hết tiền rồi lại bị một tên bạn xấu ( Trịnh Hâm ) lập mưu đẩy xuống sông. Được vợ chồng một ngư ông vớt lên. Lục Vân Tiên tìm đến nhà Võ Thể Loan để nhờ cậy, nhưng lại bị cha con Võ Thể Loan mưu hại, mang bỏ vào trong hang núi. Lục Vân Tiên được một tiên ông cứu và nhờ có thuốc tiên cho, Lục Vân Tiên khỏi mù, rồi lại được người bạn tốt là Hớn Minh đem về ở một ngôi chùa.
Còn Kiều Nguyệt Nga, nhớ công ơn Lục Vân Tiên, không chịu lấy con một tên gian thần. Tên gian thần trả thù, âm mưu bắt nàng sang cống Phiên. Giữa đường Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhưng được Phật cứu khỏi chết và sau vào ở nhờ nhà một lão bà.
Lục Vân Tiên sau khi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi đánh Phiên. Lúc thắng trận trở về tình cờ gặp Kiều Nguyệt Nga. Hai người nhận được nhau, đưa nhau về triều, cùng nhau sum họp một nhà còn bọn gian nịnh tham ác đều bị trừng trị.
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp
- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu… như chàng Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga (“Thạch Sanh”). Mô-típ này thể hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
Trong đoạn truyện này nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do bị mù nên Truyện LVT sáng tác là để đọc truyền miệng. Dù các học trò và mọi người có ghi chép lại nhưng nói chung đã lưu truếyn trong nhân gian chủ yếu qua các hình thức nói thơ, kể thơ. Cũng vì thế nên khi mô tả nhân vật tác giả ít chú ý khắc hoạ ngoại hình, cũng ít đi sâu phân tích nội tâm nhân vật. Nhân vật trong LVT thường đặt trong những mối quan hệ xã hội, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình mà tự bộc lộ tính cách ra. Ngoài ra tác giả cũng tỏ thái độ của mình trong việc ca ngợi hay phê phán nhân vật đó.