Hãy viết một đoạn văn tả về cây tre
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nghĩ:Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!
Tả cây tre:Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh "
Mỗi khi nghe bài thơ ấy, em lại nhớ về những cây tre xanh đầu làng em. Từ khi em còn nhỏ cho đến khi lớn, tre vẫn đứng đó, kiên cường và bất khuất làm sao
Tre từ thuở trước đã được trồng ở đầu làng, nghe ông em kể lại những cây tre ấy có từ thời kháng chiến chống mỹ cho đến tận bây giờ. Em rất tự hào và yêu thích cây tre vô cùng. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và nhẵn nhụi một màu xanh . Tre không chịu mọc riêng lẻ, mà mọc từng bụi, giăng thành hàng, thành lũy ngay cạnh cổng làng. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn , chúng là những mầm non măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành biểu tượng cho các cháu nhi đồng chăm ngoan. Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, cứng cáp, dẻo dai như người dân Việt Nam xưa vậy. Khi chiều về, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như một bản tình ca hoàng hôn thanh bình.
Những cây tre đứng đầu làng, hài hòa với sắc màu cổ kính của mái đình cây đa. Tre như người lính dũng cảm, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng. Còn gì đẹp hơn khi màn đêm buông rèm đen huyền ảo, ánh trăng vàng lơ lửng giữa trời đầy sao, thả bóng như tiên nữ giáng trần lả lướt trên từng ngọn tre xanh rì. Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân thù. Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, tre vẫn thế xanh , xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân. Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chắc, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá,... phục vụ cuộc sống sinh hoạt của biết bao người dân Việt.
Tre không chỉ đẹp vì có màu xanh tươi mới. Tre còn đẹp bởi sức sống tiềm tàng, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, tre vẫn đứng đó xếp nên thành nên lũy. Lối sống của tre mang tinh thần của dân tộc ta, đoàn kết một lòng mà đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lòng giữ bình yên cho tổ quốc. Tre là nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao hy sinh của người lính, tre chứng kiến các anh hết mình hy sinh chiến đấu vì tổ quốc, tre nhìn các anh ngã xuống nơi vùng biên ải xa xôi, tre gầm lên từng khúc độc hành thương nhớ người lính trẻ. Màu tre xanh hòa cùng màu máu đỏ lấp lánh ngôi sao vàng, tre đi cùng năm tháng,khắp mọi miền tổ quốc, nuôi dưỡng biết bao khát vọng bảo vệ tổ quốc. Tre mãi vững bền, tre dù già rồi măng sẽ mọc, những búp măng non mang dáng hình mọc thẳng của cây tre xanh như chông trọc thẳng lên trời, ngay thẳng và kiêu hùng.
Mẹ thiên nhiên đã sinh ra vạn vật với bao sự tươi đẹp và kì vĩ. Trong đó thiên nhiên mang trong mình những sự vẻ đẹp ấy, từ hoa lá, chim muông cho đến cây cối. một trong những loài cây đặc biệt đó là cây tre. Dù đi đâu hay ở đâu thì hỉnh ảnh cây tre sẽ không bao giờ bị pai mờ trong tâm tria mỗi người dân Việt Nam.
Chẳng biết từ bao giờ cây tre xuất hiện, chỉ biết nó có từ rất lâu đời và gắn bó với người dân Việt qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc. hình ảnh tre in dấu bao trang lịch sử hào hùng từ dân gian cho đến nay, từ những câu chuyện đánh giặc trong truyền thuyết Thánh Gióng khi xưa.
Tre xuất hiện ở nhiều nơi dù ở đồng bằng hay miền núi. Là loại cây rất dễ sống và không kén chọn đất hay thời tiết mà có thể mọc từng khóm và trở thành lũy tre. Lúc đầu tre còn nhỏ mới mọc thì được gọi là tre nón hay cây măng, một hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trên các huy hiệu đoàn của học sinh trung học. Và cây măng này có thể đem nấu thức ăn hoặc mang bán để kiếm thêm tiền thu nhập trong gia đình. Khi cây tre lớn dần thì có thêm từng đốt một cách từng đột một cách đều nhau càng lên cao thì những đốt càng dài ra.
Theo thời gian lớn lên cây tre càng già sẽ càng thêm cứng cáp và bắt đầu mọc ra những nhánh gai và có những cành và lá. Lá tre mọc thon dài thon dài có màu xanh mơn mởn với những gân lá song song với nhau. Thân cây tre gầy gộc và rỗng ở bên trong nhưng cây tre có một sức sống bền bỉ và bám sát lấy nhau như sức mạnh đoàn kết cho dân tộc
Rễ tre thuộc họ rễ chùm giúp cây bám chắc vào đất hút chất dinh dưỡng cần thiết và chống trọ với những tác động xấu bên ngoài của thời tiết. Chúng ta ai có thể nhìn thấy hoa tre bởi mỗi cây chỉ ra hoa một lần và sau lần ra hoa ấy cây sẽ trở nên già nua và yếu sức sống rồi lụi tàn dần để nhường chỗ cho những cây tre mới mọc ra.
Không những thế cây tre còn có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống hàng ngày. Như làm công cụ để phục vụ sản xuất. Như cán cuốc, cán cào, cái chang....đồng thời trong sinh hoạt tre có bóng mát rộng che chắn cái nắng hè oi bức cho người dân sau mỗi giờ làm vất vả. Những chú trâu có thể yên chí gặm cỏ dưới bóng mát của lũy tre mà không thấy mệt mỏi. xưa kia khi chưa có xi măng, cốt thép thì tre chính là chất liệu phổ biến nhất để dựng nhà dựng cửa. Tre còn xuất hiện ngay cả trong những bữa ăn, và đó chính là chiếc đũa phục vụ cho việc ăn uống sạch sẽ và thuận tiện hơn. Người già thì lấy cây tre làm điều cầy để hút thuốc cũng là một thú vui dân gian. Trẻ con thì dùng tre để vót thành những thanh chuyền để chơi từ lâu đã đi vào trong tuổi thơ mỗi người. Có những sản phẩm từ tre ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn xuất hiện.
Hình ảnh cây tre đi vào đời sống người dân Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Tre luôn là biểu tượng đáng tự hào của dân tộc Việt. Cho dù có đi xa, đi đến những vùng đất mới thì em mãi vẫn không quên được loài cây giản dị nhưng thiêng liêng đến lạ thường như cây tre.
Tham khảo !
Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
TK:
Trẻ trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của
Bài làm
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Bài làm
Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng.
Tre thường mọc thành lũy thành hành, không bao giờ đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê hương trở nên thanh bình mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động.
Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương. Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre đồng hành cùng mọi lứa tuổi để làm vui cuộc sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già,… Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
(Thép Mới)
Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, đồng hành cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi.
Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần hoàn thiện: kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm, là biểu tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng để ngợi ca, lưu giữ.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh đại diện của tính kiên cường, bất khuất của người Việt, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Việt Nam- biểu tượng của một nền văn hóa Việt.
Tả cây tre đầu làngỞ đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học.Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: búp màu xanh,búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần đần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn.Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường…Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế,nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng.
tick nha
Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.
Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu.
Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.