Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.
(TríchBức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản nghị luận B. Văn bản thông tin
C. Văn bản tự sự D. Văn bản biểu cảm
Câu 2:Trong câuĐêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?
A. Thời gian B. Nơi chốn C. Mục đích D. Cách thức
Câu 3: Trong câu Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào?
A. Hán Việt B. Nhật C. Anh D. Pháp
Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận.
A. ĐúngB. Sai
Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.
B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.
C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người.
D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.
Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là:
A. Quá ngắn đến mức không bình thườngB. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có
C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt điD. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi
Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?
A. Phê phánB. Coi thườngC. Chê baiD. Chế giễu
Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó.
A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.
B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.
C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao?
Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.
Tại sao chứ, chị cũng là một người có tài năng mà :<<<<<<<<<
Tôi không nghĩ mình từng bị trầm cảm, nhưng tôi chắc rằng bản thân mình đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn về tâm lý. Vì vậy tôi muốn chia sẽ đôi điều về vấn đề này.
--------
NETIZEN - Nếu tôi nói những netizen chuyên đi chửi rủa, khẩu nghiệp và lôi khuyết điểm của người khác ra làm chủ đề là "bệnh nhân về tâm lý" có vẻ không oan.
Tôi từng đọc được ở đâu đó rằng, những người có sở thích trộm vặt đôi khi không phải vì khó khăn mà vì họ mắc bệnh tâm lý có tên Kleptomania hay còn gọi là "cuồng ăn cắp". Bệnh này khiến cho những người giàu có cũng nghiện trộm vặt. Một vấn đề tưởng chừng rất rõ ràng lại có một khía cạnh để chúng ta đồng cảm.
Vậy những người thích công kích, chửi rủa, thích sống thay cuộc đời của người khác liệu rằng có mắc một bệnh tâm lý nào không? Nếu có thì có nên được đồng cảm không? Nói thẳng tôi không thích đồng cảm với các bạn.
HÃY NGỪNG cào phím trên mạng xã hội, ngừng công kích và dạy bảo người khác phải sống ra sao, sống thế nào bằng những câu chữ có sức sát thương cao. TẠI SAO bạn dành thời gian ra chỉ trích người khác trên mạng nhưng lại sống như "🤬".
🌿 Một tip nhỏ cho những người trầm cảm, dễ bị tổn thương là đừng cố gắng chia sẽ cảm xúc với quá nhiều bạn bè xung quanh, bởi không ai muốn thu nhận những cảm xúc tiêu cực cả... Điều này có thể gây phản tác dụng.
Thay vào đó hãy hỏi về những cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc của người khác. Bởi niềm vui và nổi buồn đều có thể lan tỏa, vậy hãy để người khác lan tỏa niềm vui đến cho bạn. Đừng nhốt mình trong phòng, hãy gặp gỡ bạn bè để khiến bạn không có thời gian suy nghĩ tiêu cực.