K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

- Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

- Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Tham khảo

Hmm, Cậu lên trên mạng nhá

9 tháng 1 2022

Ở một làng quê nọ có một cậu bé tên là Nguyễn Ngọc Kí, vì nhà nghèo lại khuyết tật về thân thể nên cậu bé không được đi học. Nhưng hơn bất cứ bạn bè cùng trang lứa nào, Nguyễn Ngọc kí vô cùng đam mê, mong muốn được đi học. Một ngày nọ, Nguyễn Ngọc Kí đến lớp học của cô giáo Cương, thấy ở cửa có một cậu bé đang thập thò, cô giáo đã dừng giảng và đi lại bên Kí, cô ân cần hỏi em “Em tìm cô muốn hỏi gì đúng không?”, được cô giáo mở lời, Nguyễn Ngọc Kí đã mạnh dạn nói ra mong muốn của mình “Em muốn được đi học, nhưng em không thể cầm bút”.
Nghe thấy vậy, cô Cương đã sờ vào cánh tay của Kí, thấy hai cánh tay của em buông thong mà vô cùng xót xa. Cô lưỡng lự không biết phải làm sao nhưng đành phải từ chối em “Cô biết em thích học, nhưng hiện tại sức khỏe của em khó có thể theo kịp các bạn được. Nên bây giờ em hãy về nhà rèn luyện thêm, để đến sang năm lại đi học nhé”. Nhìn vào khuôn mặt buồn rầu, đôi mắt sáng long lanh nước của Kí cô Cương vô cùng khó xử. Vài ngày sau đó, cô Cương quyết định đến nhà của Kí thì thấy được những hình ảnh thật cảm động
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Thật là phi thường, dưới sự nỗ lực không ngừng của Kí thì em đã viết vô cùng lưu loát, em có thể dùng chân để viết nên những dòng chữ mà những người bình thường cũng chưa chắc đã làm được. Tuy nhiên, đó không phải là một quá trình dễ dàng với Nguyễn Ngọc Kí, trước khi chạm đến được thành công thì em đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn. Chính sự vươn lên không ngừng cùng ý chí kiên cường đã đưa Nguyễn Ngọc Kí chạm tay đến thành công.

 

15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

a)

Trong đợt hè vừa rồi, tôi có được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi ở tận Nghệ An xa xôi và hẻo lánh. Ở nơi đó, còn có nhiều con người bất hạnh, họ phải sống cuộc sống nghèo đói quanh năm suốt tháng. Gia cảnh bé Na cũng vậy, nhưng chính sự quan tâm yêu thương của hai bà cháu bé Na đã khiến em cảm thấy nể phục cho đến tận bây giờ.

Vừa được sinh ra, bé Na đã bị dân trong làng gắn cho cái tên Na không cha. Bởi mẹ Na đi làm xa, không may bị lừa có thai và người đàn ông đó bỏ đi không chịu nhận con. Nên chị Lan đành ngậm ngùi mang bụng bầu về quê sống cùng với người mẹ già. Sau khi sinh ra bé Na, chị Lan lại vào Sài Gòn kiếm tiền nuôi con và nuôi mẹ già. Na ở nhà với bà ngoại đã ngoài 60. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau cơm cháo nuôi nhau qua ngày. Bé Na nó giống mẹ, khuôn mặt rất xinh xắn, đáng yêu, luôn ngoan ngoãn lễ phép, nên dần rồi dân trong vùng ai cũng mến em.

Một hôm, bà ngoại nhờ tôi mang ít bánh bà mới làm xong sang cho bé Na, tôi mới có dịp biết nhiều hơn về gia cảnh của hai bà cháu Na.

Bước vào căn nhà lụp xụp, tôi gọi nhỏ:

- Bà Năm ơi, bà Năm có nhà không ạ?

Từ trong nhà bà Năm bước ra, miệng nhoẻn cười rồi nói:

- Có phải cháu bà Hạnh ở thành phố mới về không? Có việc gì không cháu?

Tôi nhanh nhảu đáp:

- Dạ, bà cháu vừa làm xong mẻ bánh, bà cháu bảo cháu mang sang biếu bà và em Na ạ.

Bà Năm cảm ơn, đỡ đĩa bánh từ trên tay tôi và mời tôi lại ngồi chơi.

Ngồi với bà Năm tôi hỏi:

- Bé Na đâu rồi bà?

Bà từ từ trả lời:

- Cái Na năm nay lên lớp một, nên nó chạy sang nhà thằng Nam dạy học cho rồi.

Uống ngụm nước chè xanh bà từ từ kể:

- Nghĩ cũng tội con bé cháu ạ. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đủ thứ cả tình cảm lẫn vật chất. Bố không có, mẹ thì bươn chải suốt ngày nhưng cũng không đủ ăn. Cuộc sống chỉ dựa vào vài ba sào ruộng. Được mùa thì chớ, không thì lại phải đi hái rau má, măng tre bán kiếm cơm qua ngày. Bà định không cho em nó đi học đâu. Nhưng nghĩ lại, bà thấy cuộc đời bà và mẹ nó khổ thế đủ rồi, bằng mọi cách bà cũng phải cố nuôi nó học. Nói đến đây bà như nghẹn lòng

Tôi cố an ủi bà rồi bà lại nói tiếp:

- Nhưng con bé thế mà lanh lẹn lắm cháu ạ. Thằng Nam nó bảo Na nó học nhanh lắm, nói đâu hiểu đó luôn. Bà chỉ mong nó học tập tốt kiếm con chữ để đổi đời.

Tôi đáp lại:

- Vâng bà ạ, cháu mới chơi được hai lần với Na nhưng em nó thông minh đáo để bà ạ. Bà cố gắng tạo điều kiện cho em được đi học bà nha. Rồi em ấy sẽ là một học sinh giỏi đấy ạ.

Bà Năm nở nụ cười như một niềm hi vọng điều tôi nói sẽ trở thành hiện thực.

Đến buổi cơm trưa, tôi chào bà và ra về. Trong lòng có chút buồn vì thương gia cảnh của bà, nhưng tôi cũng có chút vui thay cho bé Na khi em có một người bà một mực thương em.

Qua câu chuyện trên, tôi thấy được trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên để tạo mọi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ và cho con em họ đến trường học tập bằng bạn bằng bè. Và bà Năm cũng là một trường hợp như vậy, đó là những việc làm đúng với pháp luật, đúng với nhân cách của một người làm cha làm mẹ.

b)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.

Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón,

Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.

Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.

Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.

Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.

Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa... Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.

Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.

30 tháng 12 2021

mình chọn đề 2 nha bạn:

bài làm

Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.

Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.

- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi

Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:

- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!

- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.

Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:

- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?

Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:

- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?

Em cười:

- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.

- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?

Em vui mừng khôn xiết:

- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.

Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.

Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.

HT

30 tháng 12 2021

MN giúp mik vs :

Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương

*Chính sách dân sốCâu 6: Nam học hết lớp 9, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không đi học nữa mà xin vào xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ gần nhà làm để giúp đỡ bố mẹ. Thấy thế bà Hương hàng xóm thương cảm đề nghị Nam lên thành phố làm bưng bê cho quán bia của con gái bà, công việc vừa nhàn mà lương lại cao. Nếu là bạn của Nam em sẽ khuyên bạn như thế nào? A. Lên thành...
Đọc tiếp

*Chính sách dân số

Câu 6: Nam học hết lớp 9, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không đi học nữa mà xin vào xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ gần nhà làm để giúp đỡ bố mẹ. Thấy thế bà Hương hàng xóm thương cảm đề nghị Nam lên thành phố làm bưng bê cho quán bia của con gái bà, công việc vừa nhàn mà lương lại cao. Nếu là bạn của Nam em sẽ khuyên bạn như thế nào?

A. Lên thành phố làm vì ở đó lương cao hơn giúp bạn giải quyết được khó khăn.

B. Không lên đó làm vì công việc đó lương cao nhưng ở thành phố chi tiêu tốn kém.

C. Làm gần nhà vì công việc đó phù hợp với lứa tuổi của Nam, lại được ở gần bố mẹ.

D. Giải quyết khó khăn là công việc của người lớn Nam nên chú tâm vào học tập.

1
12 tháng 7 2018

Đáp án: C

III. TẬP LÀM VĂN:Kể lại một câu chuyện vui (khoảng 7 câu) mà em đã được nghe.Gợi ý:a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì? (VD: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?c) Kết thúc câu chuyện ra...
Đọc tiếp

III. TẬP LÀM VĂN:

Kể lại một câu chuyện vui (khoảng 7 câu) mà em đã được nghe.

Gợi ý:

a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì? (VD: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)

b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?

c) Kết thúc câu chuyện ra sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1
6 tháng 3 2022

Lưu Nguyễn Hà An:VD nhé

Giấu cày

Ngày xửa ngày xưa có 2 vợ chồng ông lão sống với nhau rất đầm ấm. Thế rồi chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra mà tự dưng vợ lại mắng chồng. Hóa ra, chuyện là thế này: Ông chồng ông ý đang gặt thì bị vợ gọi về ăn cơm. Ông bèn hô to: ''Đợi tôi giấu cái cày này vào bụi đã.'' Rồi về nhà, vợ ông trách: ''Ông la to thế cho trộm nó biết à? Giời ơi là giời!'' Ăn xong, bác vội vã ra đồng xem đã mất cày chưa. Khi về nhà, ngó trước ngó sau không thấy ai, bác mới khẽ vào tai vợ: ''Bị trộm thật.''

VD đó nha

14 tháng 5 2019

Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".

Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.