tại sao nhóm tác giả là những cựu thần nhà Lê mà lại xây dựng hình ảnh vua Q uang Trung đẹp như vậy?
(Hoàng Lê nhất thống chí)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.
- Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.
- Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.
Em tham khảo nhé:
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.
- Các tác giả cũng được chửng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngan, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cà những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.
Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:
● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc thết đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.
Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo
dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ
Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử
Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.