K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Xã hội càng hiện đại, sự giao lưu văn hóa quốc tế càng được đẩy mạnh. Do đó, giới trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Chúng ta rất dễ quên đi các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước tình hình đó, bản sắc văn hóa dân tộc rất cần được gìn giữ và phát huy. Trước tiên, mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong văn hóa dân tộc mình. Từ đó khơi gợi lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc; kêu gọi mọi người cùng chung tay gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cần biết ngợi ca và trân trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ chính là những người đang giữ lấy cái hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên, gìn giữ bản sắc không có nghĩa là "bế quan tỏa cảng", việc học hỏi những nét riêng của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm giàu thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được quảng bá, giao lưu với bạn bè thế giới. Tuy nhiên "hòa nhập nhưng không hòa tan", ta cần biết giữ lấy nét riêng của dân tộc mình. Qua đó, ta cần phê phán những cá nhân thờ ơ với dân tộc, bôi nhọ giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của đất Việt. 

 
19 tháng 6 2021

tick cho mình nha

Xã hội càng hiện đại, càng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa quốc tế. Vì vậy, các bạn trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Người ta dễ dàng quên đi loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước thực trạng này, bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và phát huy. Trước hết, mỗi người cần chủ động khám phá những cái hay, cái đẹp trong chính văn hóa dân tộc mình. Khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời phải biểu dương, tôn trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ là những người canh giữ linh hồn của dân tộc. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc không có nghĩa là “biệt xứ giữa biển”. Học hỏi những nét độc đáo của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được phát huy và giao lưu với bạn bè năm châu.Tuy nhiên, để “hòa nhập mà không tan rã”, chúng ta cần biết cách giữ vững trọng tâm của chính đất nước mình. Vì vậy, chúng ta cần phê phán những kẻ thờ ơ với dân tộc, làm mất uy tín giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Việt Nam ngàn đời nay.

28 tháng 2 2021

Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mong từ thuở bé là được làm nghề này, công việc kia. Nhưng đối với tôi, tôi muốn chọn nghề bác sĩ trong tương lai. Nghề y và nghề giáo là những nghề có mặt sớm nhất và được mọi người biết đến đông đảo nhất. Từ xưa đã xuất hiện rất nhiều những danh y nối tiếng khắp vùng như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông,.... Người ta thường gọi bác sĩ là lương y, vì sao lại được gọi như vậy? Công việc của một bác sĩ thường ngaỳ là chữa bệnh cứu người, những người bệnh từ nặng đến nhẹ. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng rất ý nghĩa. Người xưa thường nói " Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", vậy nên bác sĩ là một nghề cao quý. Thấy được tầm quan trọng của nghề y mà nhà nước ta đã chọn ngày 27/2 hàng năm là " ngày thầy thuốc Việt Nam" nhằm tôn vinh những đóng góp, những công sức của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chữa bệnh cứu người.

- Phương pháp nêu ví dụ, phân tích

tk bài của CTV @Quang Nhân nhá

Tham khảo :

Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường để lập thân, lập nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng buồn khi được hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố, bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hướng sẽ thành công. Lựa chọn nghề nghiệp giờ không phải cố học một cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò, tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên đại học tốt nghiệp đều chạy grab. Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia tốt bằng sự chủ động của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!

Phương pháp thuyết minh : Số liệu, phân tích.