Viết một đoạn văn dưới 100 chữ về Bác Hồ với Thiếu nhi.
Minh biết rất khó nhưng các bạn hãy giúp mình nha!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.
hok tốt
Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cảnhững bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêuthương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc conRồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.
Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếuniên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặckhi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việcnhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần,thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múcnước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâmđến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kísắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cảnước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới cácem. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Namcó trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinhquang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”.Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ,động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu,Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.
Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứacháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi côngtác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tanhọc, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhườngđường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đếnthăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạnrụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòanói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi củamình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…
Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêuthương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bácxưa” từng nghẹ ngào thốt lên:
“Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm”.
Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượtkhông gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìmđường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho nhữngcháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư màcậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chúNguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thânthiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồitâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinhngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗithương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao TưởngGiới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà laongồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:
“Oa… oa… oa, cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”
Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người cócầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưngngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏnhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tánthưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũngkhông ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!
Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênhmông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà cònbiết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vaicùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.
Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.
2. Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.
Nỗi buồn của mình chỉ là bị người khác ruồng bỏ và phản bội. Nghe có vẻ không thực sự nhưng đó lại là sự thật.Từ lúc mình học lớp 5, mình đã phải nghe những lời sỉ nhục từ sau lưng mà không hề hay biết, và cứ mãi như thế cho đến cuối năm học. Các bạn trong lớp nghe tin mình sắp phải chuyển lên Cần Thơ thì ai nấy cũng đều buồn và kể cho mình nghe những gì họ nói. Lúc đó mình buồn lắm nhưng mình cũng chẳng để tâm. Cho đến lúc mình chuyển nhà lên Cần Thơ sinh sống và bắt đầu học một ngôi trường mới. Các bạn trong lớp đó đều ghét mình vì nghĩ là con gái dưới quê học rất ngu dốt, mình biết nhưng mình cứ coi như chẳng có chuyện gì và tiếp tục sống cho đến ngày hôm nay, và mình chẳng có một người bạn thân nào cả...họ đều phản bội mình. Nhưng rồi sao? Mình phải sống vì tương lai của mình và cũng chẳng quan tâm gì họ. Đến khi mình đạt học giỏi của lớp thì họ mới hiểu ra và cũng khá buồn bã...
Các bạn biết không? Mình đã phải trải qua chuyện đó rất nhiều và mình luôn cố gắng học thật giỏi để có bạn có bè và họ yêu mình!
Bài của mình ngắn lắm nhớ k cho mk nha!
Cái này là mk tự làm nhé
Có những người chẳng muốn đối xử với nhau thật tốt và chân thành hoài. Vì thế nên vào vài giai đoạn trong đời, ta bị người bạn mà mình đã luôn tin tưởng quay lưng, phản bội.
Ngoài gia đình, có lẽ ai cũng có cho riêng mình một hoặc nhiều người bạn thân, bạn chí cốt. Đó là những người mà ta nghĩ là dù có chuyện gì xảy ra họ cũng sẽ không bao giờ đứng về phía chống lại mình. Chúng ta tin tưởng người đó vô cùng, mọi chuyện buồn vui trong cuộc sống đều kể cho người đó nghe.
Chúng ta tưởng rằng mối quan hệ thân thiết giữa mình và người đó thậm chí sẽ kéo dài mãi mãi, thậm chí còn thầm cảm ơn số phận vì đã đem đến cuộc đời bạn một người tri kỷ như vậy. Cho đến khi ta phải đối mặt với những chuyện khó khăn trong đời, bị rất nhiều người hiểu lầm và xa lánh, thì người đó lại biến mất và chẳng hề ở cạnh ta như ta vẫn tưởng. Khi ta chủ động liên lạc để tìm kiếm sự đồng cảm, ủi an, thì người đó từ chối và nói rằng không muốn gặp gỡ ta nữa. Rồi người đó đứng về phía chống lại ta, để ta bơ vơ một mình và đau khổ vì phải chịu đựng cảm giác bị người bạn thân thiết của mình quay lưng và phản bội.
Có thể người đó rời xa ta chẳng cần có lý do gì, hoặc những lý do người đó đưa ra đối với ta lại vô cùng sáo rỗng. Và rồi ta nhận ra được rằng, tình bạn này hóa ra cũng đã đến lúc cần phải kết thúc. Mọi niềm tin mà ta đã luôn dành cho họ, đến cuối cùng cũng trở thành một điều gì đó thật vô ích và vô nghĩa.
Chúng ta đã luôn mưu cầu có được vài người bạn thân thiết sẽ trọn đời ở bên cạnh mình, luôn tin tưởng và cho ta những lời khuyên, lời an ủi những lúc ta cần. Dẫu cho cả thế giới có chống lại mình thì người đó vẫn sẽ không bao giờ rời bỏ ta mà đi. Nhưng lớn khôn, ta nhận ra rằng việc tìm kiếm được một người như thế này thật khó khăn biết bao.
Chúc bn học giỏi
tham khảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là một người mang đến tự do cho dân tộc. Bác sống rất giản dị và mãi mãi là tấm gương sáng để ta học tập. Qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" cho ta hiểu rõ hơn về đức tính giản dị của Bác qua sinh hoạt và mối quan hệ với mọi người. Trong bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm đó cho ta thấy, Bác rất quý trọng kết quả lao động sản xuất của con người và Bác kính trọng cả những người phục vụ trong nhà. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có ba phòng. Trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Tác giả đan xen lời bình luận với câu văn biểu cảm ca ngợi đức tính giản dị của Bác và làm cho đoạn văn nghị luận hấp dẫn hơn. Bác suất đời làm việc, suất ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Tác giả khẳng định Bác có lối sống giản dị thanh bạch, sôi nổi, phong phú, hòa cùng đời sống đấu tranh gian khổ, ác liệt của nhân dân. Đời sỗng vật chất giản dị đã làm đẹp hơn, phong phú hơn đời sống tinh thần, đó là nối sống văn minh là gương sáng cho đời sau. Trong đoạn văn này tác giả đưa ra ba khía cạnh để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác, nhưng tác giả chỉ dẫn ra hai câu nói nổi tiếng của người: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", " Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Câu nói của Bác vô cùng giản dị nhưng đã trở thành chân lý của dân tộc, của thời đại. Bác viết và nói như vậy để mọi người dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ làm theo. Cách nói và cách viết của người rất giản dị và thấm thía
tham khảo
Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi
tham khảo:
Ai yêu nhì đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng.
Đó là tình cảm của Bác dành cho trẻ em Việt Nam và cũng chính là tình cảm của trẻ em Việt Nam dành cho Bác.
“Bác Hồ Chí Minh!” Lời gọi thân thương ấy đã in đậm trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân đất Việt. Ai cũng phải thừa nhận rằng: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan, dân tộc Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Cảm thương nỗi thống khổ của đồng bào, Người nuôi ý chí “tìm đường cứu nước”, “giải phóng dân tộc”. Rồi hoài bão của Bác đã thực hiện: Ngày 5/6/1911, tại cảng Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Người hy sinh thời trai trẻ để thực hiện ý chí của mình. Bác ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo tình yêu nước và lòng nhiệt tình cách mạng. Vậy mà Người đã thực hiện được lý tưởng của mình. Bác đi nhiều nước để học tập, đúc kết kinh nghiệm. Bác sẵn sàng làm mọi việc cực nhọc để kiếm sống và thực hiện ý chí của mình. Nào là phụ bếp trên tàu, nào là cào tuyết giữa mùa đông lạnh. Thế nhưng, Người chẳng hề nao núng. Bác vẫn đi khắp nơi trên hoàn cầu để tìm con đường cứu nước, cứu dân, Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc - tìm được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau khi về nước, Bác đã vận dụng ánh sáng của chủ nghĩa Mác vào phong trào cách mạng Việt Nam, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vẻ vang. Nhờ có Bác, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và khẳng định được quyền tự chủ của mình. Nhờ có Bác, giai cấp công nhân Việt Nam đã phất cao ngọn cờ chiến đấu, phá tan xiềng xích của thực dân Pháp để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam
3.Each year there are four seasons: spring, summer, autumn and winter. But my favorite is autumn. Autumn starts from July to September of the year. In autumn, the weather is very cool, easing the harsh sun of the dazzling summer. Fall is the back-to-school season for all the students after a long summer break. In autumn, children are happy to welcome the mid-autumn festival and dance a lion. I really love autumn.
xuân :Trong tất cả các mùa, mùa mà em thích nhất là mùa xuân. Vì khi mùa xuân tới, cũng là Tết, em được nghỉ học dài hơn, được bố mẹ mua cho quần áo đẹp, được đi chơi nhiều nơi hơn. Khi tới mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc sau giấc ngủ đông dài, mấy cây đào cũng nở những nụ hoa màu hồng thật đẹp. Thời tiết mùa xuân ấm áp, dễ chịu chứ không lạnh giá như mùa đông. Bố bảo, vào mùa xuân em cũng thêm một tuổi mới, vậy nên em thích mùa xuân còn vì đến mùa xuân em cảm thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Vào mùa xuân, trường em cũng tổ chức nhiều hoạt đông vui chơi hơn như đi dã ngoại, cắm trại, rồi các trò chơi dân gian trong giờ giải lao. Em rất thích mùa xuân.
hè :Mùa hè đến những cơn gió biển quê em trở nên mát lành hơn. Bình mình trên biển đến sớm, bầu trời xanh ngát. Những đám mây trắng, mây hồng bồng bềnh trôi trên biển. Thuyền về cá tươi đầy khoang, người dân mua bán tấp nập. Bãi biển mùa hè trong xanh, đông đúc khách du lịch. Mùa hè trên quê em rất sôi động.
thu :Em thích nhất là mùa thu trên quê hương. Đó là mùa của cúc vàng tươi trong nắng, mùa của những chùm ổi chín lắc lư trong vườn. Và đặc biệt, đó còn là mùa của gió heo may quyện với sương thu. Cây cối bắt đầu thay lá, khoác lên mình bộ cánh vàng tươi. Các bạn học sinh thì chuẩn bị bước vào năm học mới. Mùa thu thật ý nghĩa biết bao!
đông :Gió mùa đông bắc về báo hiệu mùa đông đã đến. Tiết trời âm u, bao trùm những đám mây xám xịt, ánh mặt trời chẳng thế chiếu rọi qua tầng mây. Mùa đông lạnh quá! Gió thổi vù vù kèm theo những cơn mưa dai dẳng không dứt. Mưa lạnh khiến con đường vắng bóng người, nhà nhà đều đóng cửa hết để tránh những cơn gió lạnh tạt vào. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đồ ấm để chống chọi với 3 tháng mùa đông lạnh lẽo. Nhưng mùa đông đến cũng là lúc cả gia đình quên nồi lẩu nóng hổi, hay sưởi ấm bên nhau để kể những câu chuyện thú vị. Mùa đông khắc nghiệt thật đấy nhưng vẫn ấm cúng lạ thường.
"Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học là ngoan". Vâng, hẳn nhắc đến những câu thơ trên là chúng ta đã nghĩ đến ngay những tình cảm mà Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi. Người yêu thương trẻ em, Người nâng niu các em như "búp trên cành". Hơn thế nữa, Người còn coi các em như những đứa con thân yêu của mình. Trong cuộc gặp gỡ giữa Người và các cháu thiếu nhi, vị cha già kính yêu ấy đã quây quần, vui chơi bên các em. Người còn chia kẹo cho các em đồng thời nở một nụ cười rất tươi. Chính nụ cười ấy như thể hiện tấm lòng của Bác đối với trẻ em vừa như thể hiện niềm vui, hân hoan đang nảy nở trong Người. Tuy nhiên, tình yêu của Người không phải là mù quáng, không phải là quá nuông chiều. Vị cha già kính yêu ấy luôn căn dặn những đứa trẻ phải ngoan, phải học tập tốt, phải chăm chỉ. Ghi nhớ lời căn dặn của Bác, học sinh, những đứa trẻ được Bác ví như búp trên cành luôn cố gắng phấn đâu, luôn vâng lời ông bà, cha mẹ và luôn học tập theo tấm gương của Người.
- PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?
- M: Tất nhiên rồi.
- PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?
- M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, ...
- PV: Hoàn toàn chính xác, cảm ơn bạn rất nhiều.
Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.
Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lý do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
Một chiều thu tháng 8-1942, bầu trời xanh ngắt gió nhẹ thổi, không gian thoang thoảng mùi hương của đồng lúa sắp chín. Kim Đồng xách ống nước ở dưới suối lên, thấy anh Ngự Mạn đã đợi ở dưới chân cầu thang. Với nét mặt rạng rỡ, anh Ngự Mạn ghé sát vào tai Kim Đồng nói nhỏ:
– Có một cán bộ cao cấp vừa đến, cho gọi em lên gấp đấy!
– Anh có biết ai không?
– Suỵt…! Nguyên tắc bí mật cơ mà.
Kim Đồng hồi hộp bước theo anh Ngự Mạn lên ngọn núi sau bản. Đến trước cửa hang Nục Én, anh ra hiệu cho Kim Đồng đợi một chút. Lát sau Kim Đồng thấy anh Đức Thanh bước ra, vẫn đôi mắt lúc nào cũng dịu dàng âu yếm, anh đưa Kim Đồng vào trong hang. Trống ngực Kim Đồng bỗng đập rộn lên khi nhìn thấy một “ông Ké” ngồi trên một tảng đá, dựa lưng vào thành hang, chòm râu và mái tóc đã điểm bạc. Trên khuôn mặt gầy, hơi xanh, sáng rực một đôi mắt như hai vì sao ấm áp. “Ông Ké” nhìn Kim Đồng trìu mến. Vẫn còn đang lúng túng chưa kịp chào, Kim Đồng bỗng thấy “ông Ké” hỏi:
– Cháu là Kim Đồng, đội trưởng Đội Thiếu nhi cứu quốc phải không?
– Vâng ạ!
– Lại đây với Bác nào!
“Ông Ké” vẫy Kim Đồng lại gần và kéo vào lòng, đưa tay xoa đầu âu yếm:
– Cháu có ghét bọn Tây không?
– Dạ, có ạ!
– Vì sao nào?
– Vì bọn tay sang cướp nước ta làm cho dân ta khổ.
“Ông Ké” khen Kim Đồng và đề nghị Kim Đồng kể về hoạt động của Đội cho mọi người cùng nghe. Nghe kể xong, “ông Ké” khen Đội đã có nhiều hoạt động phong phú, mưu trí và dũng cảm.
“Ông Ké” còn khen Kim Đồng nói đúng và các đội viên vừa hoạt động, vừa phải học văn hóa, học chính trị để mai này nước nhà độc lập, có đủ tài sức xây dựng đất nước.
Buổi chiều đó, Kim Đồng được “Ông Ké” giữ lại ăn cơm. Chờ đêm xuống, Kim Đồng được cử theo ba anh đưa “Ông Ké” vào Pác Pó an toàn. Do nguyên tắc bí mật, ngày đó, Kim Đồng chưa được biết rằng “ông Ké” đó chính là Bác Hồ kính yêu.
Đây là đoạn văn thuyết minh các bạn nhé, ko phải bài văn hay câu chuyện đâu.