K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2019

https://giaovienvan.com/hay-ke-mot-cau-chuyen-em-da-nghe-hay-da-doc-ve-mot-anh-hung-danh-nhan-cua-nuoc-ta-2.html

19 tháng 9 2019

bn tham khảo nhé

6 tháng 2 2017

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

 
11 tháng 9 2018

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

-     Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

17 tháng 9 2018

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

12 tháng 9 2021

Tham Khảo:

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: "ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc".

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

 

12 tháng 9 2021

THAM KHẢO:

Ông cha ta vẫn thường dạy "Có chí thì nên". Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện "Ông Trạng thả diều" chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

24 tháng 2 2018

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày  nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu  Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.  Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân". Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm.  Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:      - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:  - Huyệt của tôi ? Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù. - Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to… Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay… Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .                              Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào,  Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi  Chị cài lân mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chi nằm nghe biển hát   Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh. 

 

24 tháng 2 2018

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như suối như người Việt nam Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày  nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu  Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.  Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân". Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm.  Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:      - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:  - Huyệt của tôi ? Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù. - Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to… Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay… Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .                              Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào,  Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi  Chị cài lân mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chi nằm nghe biển hát   Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

 

6 tháng 12 2017

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nav, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

15 tháng 4 2019

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

15 tháng 4 2019

Mẹ Lê là một trong bốn Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương em. Năm nay mẹ 76 tuổi. Thời con gái, mẹ đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên. Người chiến sĩ đánh đồi A1 năm đó, sau này là chồng của mẹ.

Mẹ có ba người con trai : anh Quang, anh Chiến, anh Hùng đều đi Giải phóng quân, cùng với bố là Nguyễn Đức Quốc đã anh dũng hi sinh trên chiến trường miền Nam thời đánh Mỹ. Các năm 1965, 1968,1971,1973 đối với mẹ là những năm tháng mất mát đau thương nhất. Bốn lần mẹ tiễn chồng, con ra trận. Bốn lần, mẹ đau đớn khi xã tổ chức lễ truy điệu cho những người thân thương của mẹ.

Mái tóc mẹ nay đã bạc phơ, lưng còng. Mẹ ở với người cháu nội duy nhất - con anh Quang trong ngôi nhà tình nghĩa. Chiều thứ năm hằng tuần, cô giáo Thi đều dẫn một tổ học sinh lớp 5C đến quét dọn và làm vườn giúp mẹ. Cô giáo nói với chúng em: "Xã ta có 13 gia đình liệt sĩ. Nhưng sự đóng góp và hi sinh xương máu của gia đình mẹ Lê là vô cùng to lớn. Mẹ đã khóc chồng, khóc con hết cả nước mắt rồi..."

Mỗi lần đến nhà mẹ Lê trở về, em vô cùng xúc động. Thương và cảm phục mẹ vô cùng.

Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em thông qua chi tiết Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em để nắm trước những kiến thức trong chương trình sắp tới.

BN CÓ THể kham khảo

21 tháng 6 2019

Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai người con gái Tiền Lưu mới được "trở về" quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.

Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 THCS) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh ngày nào nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được 2 lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lựu từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng trời để đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.

Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện đáy bể mò kim.

Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai, cô gái đi mở đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay goi: "Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm!...". Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó 3 ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.

Anh Lục đã gọi điện thoại về xã, về làng. Chỉ 5 ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng thương binh – xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiểu gỗ pơ mu và 2 triệu đồng "gọi là chút quà tình nghĩa".

Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28/12/2004 tại xã nhà. Trường Tiều học và Trung học cơ sở Tiền Phú viếng hai vòng hoa, gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế!

Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và 2 cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vậy quanh.

Nguyễn Thị Hải

Tiền Hải – Thái Bình