Câu 1: Tìm các phương tiện ngôn ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống để văn bản có tính liên kêt:
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì (...) chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nóc chết dần chết mòn. (...) hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó (...) mọc lên cây lúa vàng óng trĩu hạt. (...) lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
( Hạt giống tâm hồn)
Câu 2 : Phân tích tính mách lạc của văn bản sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà đầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Giúp mình với mình cần gấp lắm đó làm ơn giúp mình hai câu đó thôi
Câu 1.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì (nó) chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. (Còn) hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó (đã) mọc lên cây lúa vàng óng trĩu hạt. (Nó) lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
Câu 2.
Bài ca dao có tính mạch lạc bởi được triển khai theo hành trình nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Đó là từ nhớ những miền đất, nơi chôn rau cắt rốn, đến nhớ những món ăn dân dã, những người chịu thương chịu khó, người thương trên mảnh đất quê hương ấy. Nỗi nhớ từ trừu tượng, không hình hài, chung chung rồi dần dần trở nên cụ thể, xác định, dạt dào.