K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Nhà trường : nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao.


Nhà trường : nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô.


Nhà trường : nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ


Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!

# Học tốt #

15 tháng 9 2019

Mở đầu
Xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Bài viết này trình bày sơ lược về nhà trường và vai trò của nó đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn giáo dục.


1.Quan niệm giáo dục học về nhà trường
1.1.Nhà trường như là một lực lượng giáo dục
Nhìn nhận nhà trường như là một lực lượng giáo dục, tức là nhà trường được tổ chức dưới những thể chế chặt chẽ, quy củ, trở thành mô hình tương đối bền vững, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu được giáo dục của xã hội.
Theo đó, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhà trường được xem xét trên phương diện này là quá trình tác động một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ- xã hội hóa cá nhân theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi; truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa, chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội với hành trang tri thức, trí tuệ, đạo đức, thái độ tình cảm và nghề nghiệp.
Các thành tố không thể thiếu được của giáo dục nhà trường thường bao gồm: mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, thầy và trò, cơ sở vật chất- phương tiện dạy học, lớp học, các hệ giá trị và chuẩn mực giáo dục. v.v.
1.2.Nhà trường như là một môi trường giáo dục
Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.
Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó.

1.3.Các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường hiện nay
Hệ thống cơ cấu của nhà trường thường bao gổm tổng thể các yếu tố thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1: Các thành tố trong hệ thống giáo dục của nhà trường
 

Ghi chú chữ viết tắt:
G: Nhà giáo dục
H: Người được giáo dục
MTGD: Mục tiêu giáo dục
NDGD: Nội dung giáo dục
PP-PTGD: Phương pháp- phương tiện giáo dục
ĐKGD: Điều kiện giáo dục
HTTCGD: Hình thức tổ chức giáo dục
KQGD: Kết quả giáo dục

Các yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục của nhà trường, như sơ đồ ở Hình1, cho thấy vị trí, chức năng, vai trò của mỗi yếu tố trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong toàn hệ thống. Trong  đó, mục tiêu giáo dục là yếu tố có chức năng định hướng toàn bộ quá trình giáo dục trong nhà trường. Mỗi thành tố cấu trúc trong nhà trường lại bao gồm một tiểu cấu trúc hệ thống đồng thời nhà trường chịu sự tác động từ môi trường bên trong (phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố bên trong nhà trường) và môi trường bên ngoài (phản ánh các tác động qua lại giữa nhà trường với môi trường gia đình, kinh tế-xã hội, thể chế chính trị, quản lý…). Vì thế, quản lý nhà trường đòi hỏi vừa đảm bảo tính đổi mới phát triển vừa duy trì được trạng thái cân bằng động của nhà trường trong tương quan với các hệ thống trong và ngoài nhà trường.
Để làm rõ vấn đề này, ta có thể hình dung nhà trường như là một lăng kính (Hình 2) vừa khúc xạ các tác động từ môi trường bên ngoài nhà trường lại vừa giữ vững sứ mệnh của nhà trường đối với quá trình xã hội hóa cá nhân người được giáo dục. Hiện nay, xã hội đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và, cơ chế này cùng với các tác động và mối quan hệ có tính quy luật của nó, không thể không ảnh hưởng đến nhà trường. Tuy nhiên, bản chất và sứ mệnh của nhà trường không thể không duy trì mối quan hệ có tính quy luật trong hoạt động của nhà trường- đó là mối quan hệ sư phạm trong môi trường văn hóa học đường. Nếu tác động của xã hội làm biến dạng/ méo mó đi mối quan hệ sư phạm này thì dù ít dù nhiều, dù trước mắt hay lâu dài sẽ làm cho nhà trường ngày càng bị “thị trường hóa” và “tha hóa” theo chiều hướng tiêu cực.  Điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại.

Hình 2: Nhà trường dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường


2.Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân
2.1.Xã hội hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân hấp thụ nền văn hóa của cộng đồng, của xã hội để đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học cách suy nghĩ và ứng xử thích hợp theo quy định của xã hội. Đó cũng là quá trình cá nhân học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để thích ứng, hòa nhập, thực hiện các vai trò xã hội của mình, quá trình này diễn ra liên tục, suốt đời.
Quá trình này diễn ra theo cơ chế thích ứng- hòa nhập- sáng tạo trên bình diện sinh học- tâm lý và xã hội.
 2.2.Cá thể hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của bản thân mình và tự thể hiện, hoàn thiện mình, trở thành con người độc đáo, có cá tính và bản sắc riêng. Đó cũng là quá trình con người trở thành chính mình.
Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân là 2 quá trình diễn ra song song trong quá trình phát triển của cá nhân.
2.3.Các giai đoạn xã hội hóa cá nhân
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, dưới đây trình bày các giai đoạn xã hội hoá cá nhân theo lứa tuổi với đặc trưng nội dung xã hội hóa qua các hình thái của hoạt động chủ đạo tương ứng.
Giai đoạn vườn trẻ (từ 0 đến 3 tuổi): hình thành xúc cảm người thông qua giao tiếp trực tiếp với người lớn và phát triển tư duy trực quan hành động qua hoạt động với đồ vật của trẻ.
Giai đoạn mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi): hình thành ngôn ngữ, hành vi ứng xử, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, trí tưởng tượng tái tạo và sáng tạo thông qua hoạt động vui chơi.
Giai đoạn học sinh tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi): hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cơ bản đối với tự nhiên, xã hội và bản thân thông qua hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường và gia đình.
Giai đoạn học sinh trung học cơ sở (từ 12 đến 15 tuổi): hình thành nhân cách qua mẫu người lý tưởng thông qua hoạt động học tập và hoạt động nhóm bạn cùng và khác giới.
Giai đoạn học sinh trung học phổ thông (từ 16 đến 18 tuổi): hình thành xu hướng nghề nghiệp, tình bạn, tình yêu…qua học tập, lao động hướng nghiệp và sinh hoạt tập thể.
Giai đoạn học nghề (từ 19 đến 25, 26 tuổi): học nghề ngắn, dài hạn; cao đẳng- đại học…nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp, hình thành giá trị sức lao động mà thị trường lao động đòi hỏi.
Giai đoạn hành nghề [từ 26 đến 55 tuổi(nữ) hoặc 60 tuổi (nam)]: thể hiện vị trí, vị thế, vai trò của mình trong xã hội, là quá trình tự khẳng định và tiếp tục hoàn thiện bản thân, thể hiện những kỳ vọng, mục đích cuộc sống và trải nghiệm giá trị cuộc sống…
Giai đoạn nghỉ hưu (từ 61 tuổi): tái thích ứng và tái hòa nhập xã hội với vị thế vai trò mới, muốn chiêm nghiệm, tổng kết cuộc đời…
2.4.Nội dung và điều kiện xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân bao gồm các nội dung như hấp thụ nền văn hóa cộng đồng của xã hội; Lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người; Học hỏi, rèn luyện để thực hiện các vai trò xã hội…Qua đó, cá nhân trở thành nhân cách vừa mang bản chất chung vừa thể hiện bản sắc, cá tính độc đáo, sáng tạo. Nói cách khác, xã hội hóa cá nhân giúp cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội và thể hiện vai trò xã hội của mình.
Các điều kiện xã hội hóa cá nhân bao gồm: Điều kiện khách quan (Tiền đề sinh học và môi trường tự nhiên; Điều kiện kinh tế- xã hội thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cá nhân; Những điều kiện văn hóa ảnh hưởng đến phát triển nhân cách; Nền giáo dục (hệ thống giáo dục quốc dân) đáp ứng yêu cầu của người học và của xã hội; Những điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa nhân loại…) và điều kiện chủ quan (Tính tích cực của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội).


3.Vai trò của nhà trường đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay
Nhà trường được hiểu như là 1 tổ chức, thiết chế xã hội được ra đời để thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân, đặc biệt là giới trẻ, theo những mong đợi của cộng đồng xã hội.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra liên tục về thời gian (suốt đời) và không gian (trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội). Tuy nhiên, nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, bởi vì:
-Mục  tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng sống…) của cá nhân;
-Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học;
- Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học.
-Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp đến quá trình xã hội hóa cá nhân theo chiều hướng tích cực;
-Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục, xã hội hóa cá nhân.
Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa cá nhân.

  
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập nên nhà trường vừa có được những cơ hội thuận lợi để thể hiện chức năng xã hội của mình vừa gặp phải không ít những thách thức hết sức to lớn. Trong đó, các tác động của xã hội đến nhà trường, như phân tích ở trên, mang tính đa dạng và đa chiều (tích cực/tiêu cực) từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường là cần quản lý và xử lý kịp thời, triệt để, phù hợp với  sự biến động trong quá trình tương tác của cá nhân với môi trường xã hội trong và ngoài nhà trường một cách có hiệu quả hơn.
Những giá trị cốt lõi trong quá trình xã hội hóa nhân mà nhà trường cần quan tâm giáo dục như giá trị học vấn, giá trị lao động, giá trị đạo đức nhân văn, giá trị văn hóa v.v. Đồng thời, về mặt quản lý xã hội đối với ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách cần thấm nhuần tư tưởng “lương sư hưng quốc” để thấy rõ hơn vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà giáo và Ngành giáo dục đối với sự thịnh vượng của quốc gia, sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của con người.
Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trong thực tiễn nhà trường để sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng được hưởng thụ nền quốc học nhân dân, sao cho trẻ em thật sự hạnh phúc khi đến trường, sao cho con người được giáo dục có cuộc sống ấm no- tự do- hạnh phúc, quan hệ giữa con người với nhau mang đậm tính nhân văn cao cả, sao cho đội ngũ nhà giáo giữ vững “hùng tâm” mà không quá bận tâm  đến “sinh kế”. Khi đó, nhà trường sẽ trở thành “thiên đường của trần gian”, hay ít ra là môi trường lành mạnh cho sự gieo trồng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
                                                                                                                   

20 tháng 9 2019

đéo có nhà trường đéo mik đéo khôn ngoan như nhgày nay

xin lỗi mik chửa bậy :(

22 tháng 2 2017

HO MINH VOI

17 tháng 10 2016

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh

27 tháng 3 2017

batngo dễ quá

tuyến nôi tiết sản xuất ra hoocmôn chuyển theo đương máu đến cơ quan đích .hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới sinh lý cơ thể. nó làm nhiệm vụ trao đổi chất , quá trình chuyển hóa trong các cơ quan diễn ra bình thường ,nó đảm bảo được tính ổn định của môi trường trong cơ thể

22 tháng 3 2017

Tuyến nội tiết ổn định sẽ giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng, nhất là khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

8 tháng 4 2017

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-48-vai-tro-cua-thuc-vat-doi-voi-dong-vat-va-doi-voi-doi-song-con-nguoi.1758/

Bạn tham khảo ở đây nhé

8 tháng 4 2017

Bài 48. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người | Học trực tuyến

14 tháng 12 2016

bài 110 nâng cao và phát triển toán 7 trang 110 xem giải rồi sẽ hiểu 

đáp số a) 50000d ;30000d;20000 dong

b)doi 1 :216m;180m;144m

28 tháng 9 2016

Khí hậu khắc nghiệt lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ở phương Bắc cũng chỉ sống được trong các đài nguyên ven biển phía bắc châu Âuchâu ÁBắc MĩNgười La-pông ở Bắc Âu &người Chúcngười I-a-kutngười Xa-mô-y-ét ở Bắc Á chăn nuôi tuần lộc & săn thú có lông quý. Người Inuit ở Bắc Mĩ & ởđảo Greenland sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắt tuần lộc, hải cẩugấu trắng,... để lấy thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo

6 tháng 10 2016

      Một phóng viên khi đến thăm thành phố Phe-băng (Fairbank ở Alaska , Hoa Kỳ) mô tả:

       Ngoài trời lạnh -44 độ C , khói từ ống xả của chiếc xe tải thải ra như đông cứng lại, lơ lửng trong không khí .

       Ngoài trời lạnh -53 độ C , một người khách lạ vừa bước đến chiếc xe để đẩy nó . Vì quá vội , anh ta quên mang theo găng tay nên khi bỏ tay ra , một mảnh da còn dính lại đằng sau xe . Chui vào xe , uống vội cốc nước cho ấm người , nhưng khi hắt chỗ nước thừa ra ngoài , nước nổ tung lên không trung mà không có một giọt nước nào rơi xuống đất .

       Ngoài trời bây giờ lạnh -55 độ C , mọi việc trở nên quái lạ : lốp xe tự nổ tung , không khí như đông đặc lại và ta không còn thở đc nữa . Còn nếu muốn đóng cửa xe , xin bạn hãy nhẹ nhàng , nếu không kính xe sẽ vỡ vụn trước mắt bạn.

20 tháng 9 2019
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng. Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được. Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ. Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.