K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bài thơ Áo đỏ vụt đến trong một lần nhà thơ đang ngồi đợi cắt tóc ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bấy giờ, sau trận bom rải thảm của B.52 Mỹ ném xuống con phố này vào tháng 12 năm 1972, cả phố bị tan hoang đổ nát. Đầu năm 1973, dân phố về sửa lại nhà để ở, mái nhà toàn lợp tạm bằng vật liệu “giấy dầu”, trông ảm đạm lắm! Bỗng từ xa, có một cô gái mặc áo đỏ đạp xe đi qua. Sự xuất hiện “bất ngờ” của cô gái áo đỏ ấy làm nhiều người rất vui và dõi ánh mắt nhìn theo. Cả con phố lúc ấy như “bừng sáng”! Có người đang đạp xe qua còn ngoái lại nhìn cô gái cùng với màu áo đỏ tươi rực rỡ ấy…

Tôi nghĩ là như vậy

22 tháng 8 2019

Bài thơ này được tác giả viết theo thể thơ bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy tiếng, mô phỏng luật trắc, vần bằng, ít nhiều có sắc thái cổ thi, trang trọng, nhưng cũng rất…hiện đại. Tứ tuyệt là thể thơ khó làm. Thơ tứ tuyệt chứa đựng “năng lượng trí tuệ” cao, cấu tứ chặt chẽ và nhất là phải giàu chất hình tượng thơ. Do có tính chặt chẽ trong kết cấu, tính hàm xúc của ngôn từ, tính hàm ngôn trong ý tứ của tổng thể toàn bài thơ, “ý tại, ngôn ngoại” như vậy… nên tự nó đã đặt ra yêu cầu nghiêm nhặt đối với người sáng tác. Bài thơ này đã thể hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp của hình thức thơ mang dáng dấp của thơ cổ điển với nội dung thơ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.

8 tháng 4 2020

* Nội dung

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

* Nghệ thuật

- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

9 tháng 4 2020

Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

- Nguyễn Khuyễn làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn

- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

II. Đôi nét về tác phẩm Bạn đến chơi nhà

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (câu đầu): Cảm xúc khi bạn tới chơi nhà

- Phần 2 (6 câu thơ tiếp theo): Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Phần 3 (câu cuối): Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

3. Giá trị nội dung

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà

2. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả

- Nghệ thuật;

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

3. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân

16 tháng 12 2021

Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

 

21 tháng 2 2021

a, 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

b, 

Đoạn thơ đã thể hiện sự oai vệ của chúa sơn lâm đồng thời là lời thở dài ngao ngán của chúa sơn lâm khi bị nhốt trong lồng

c, 

Tham khảo:

Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

21 tháng 2 2021

a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

b) Khái quát nội dung: Nỗi nhớ rừng cùng sự tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng và khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên.

 

c) Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình để kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước và niềm khao khát thoát khỏi cảnh đời nô lệ.Cũng là vì do thời ấy , bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn nên tác giả không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn , để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của những người dân mất nước thuở ấy.

Bạn tham khảo thử nhé  hiha

31 tháng 10 2021

- Nội dung:  Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

- Nghệ thuật

+ Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

+ Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

+ Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

2 tháng 11 2021

Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Nghệ thuật

  • Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
  • Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
  • Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
10 tháng 6 2019

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

15 tháng 10 2021

undefinedđeo khẩu trang vào nha kkk :>

15 tháng 10 2021

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

31 tháng 12 2022

Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Cách tác giả cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu đã giúp chúng ta hiểu phần nào về mùa thu đầu sau khi đất nước thống nhất. 

29 tháng 10 2021

Nghe Thầy Đọc Thơ là một thi phẩm đặc sắc được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút tài năng của nền thơ ca Việt Nam được bạn đọc yêu thích và đón nhận. Bài thơ là lời nhắn gửi của ông đến người thầy của mình đồng thời bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò năm xưa. Hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận sâu sắc bài thơ này nhé!

Kính tặng thầy Lê Thường
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả, người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt, người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hi sinh mặt trận Quảng Trị. Những bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc (theo tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 113 – NXBGD)
Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương thời.
Mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học. Thuở ấu thơ, bé Khoa được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được đón nhận nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh, với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “xuất khẩu thành thơ”. Đến với bài thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy:

”Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ấm áp, ngân vang trong lớp học. Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà còn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất, về với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

” Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa”

Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:

“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Có thể nói rằng, người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho cậu bé Khoa sự huyền diệu, lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ. Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!
Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa) thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:

” Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe”

Chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!
Chỉ với tám câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến năm lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng quý độc giả thi phẩm Nghe Thầy Đọc Thơ của Trần Đăng Khoa. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình cảm thầy trò gắn bó và lòng biết ơn của nhà thơ đối với người. Đọc bài thơ gợi cho ta những kỉ niệm về thời còn ngồi trên ghế nhà trường đầy đẹp đẽ và hồn nhiên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!