Thế nào là văn miêu tả? để làm tốt những người làm văn phải có yếu tố nào
Ai nhanh 21 tíck trên tuần
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1- Xác định cụ thể đối tượng cần miêu tả:
Dựa vào yêu cầu của đề bài để chọn đối tượng miêu tả cụ thể. Lưu ý học sinh nên chọn đồ vật, con vật, cây cối gần gũi thân quen để có thể miêu tả một cách dễ dàng và việc lồng cảm xúc vào bài văn sẽ tự nhiên hơn.
+ Đối với bài văn miêu tả con vật: Nên chọn các con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, gà, lợn,…
+ Đối với bài văn miêu tả đồ vật: Nên chọn các đồ vật là đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ vật trong nhà hay quà tặng như: búp bê, ô tô đồ chơi, cặp, bút, đồng hồ,…
+ Đối với bài văn miêu tả cây cối: Nên chọn các loại cây ăn quả, cây hoa trong vườn nhà hay cây bóng mát ở sân trường như: Cây xoài, mít, sầu riêng,…; cây hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,…; cây bàng, cây phượng,…
2- Quan sát đối tượng cần tả theo một trình tự nhất định và ghi lại những đặc điểm ấy.
Có rất nhiều cách để quan sát đồ vật, con vật, cây cối mà mình định tả. Tùy vào đối tượng và thời điểm miêu tả mà quan sát theo trình tự hợp lý. Tuy nhiên cần phải nhớ một yêu cầu quan trọng đó là: quan sát và miêu tả các bộ phận nổi bật, đặc trưng của đối tượng cần miêu tả sao cho làm toát lên được đặc điểm riêng của nó, để phân biệt được với các sự vật khác cùng loại. Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…và phải biết ước lượng đối tượng miêu tả. Đặc biệt giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm chi tiết và dễ tái hiện các chi tiết khi làm bài. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo trình tự đã chọn một cách tự nhiên, dễ hiểu để người đọc, người nghe cảm nhận được sự vật định tả một cách rõ ràng cụ thể nhất.
+ Đối với bài văn miêu tả con vật: Ngoài việc miêu tả hình dáng của con vật học sinh cần phải quan sát hoạt động, thói quen của con vật định tả.
Ví dụ: Với đề bài “Tả con gà trống nhà em” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:
* Tả hình dáng:
– Gà thuộc giống gà gì? Khoảng mấy ki- lô- gam?
– Con gà trống có những bộ phận nào? ( đầu, mình, chân, đuôi,…)
– Đầu gà có những bộ phận nhỏ nào? (mào, mắt, mỏ,…) các bộ phận ấy có màu sắc và hình dáng ra sao?…
– Mình gà to chừng nào? Cánh gà có gì đặc biệt?
– Đuôi gà thế nào? ( hơi cong và có nhiều màu sắc như 7 sắc cầu vồng…)
– Chân gà có đặc điểm gì? (chỉ có 4 ngón và một cái cựa rất sắc…)
– Móng vuốt gà dùng để làm gì?
* Tả hoạt động, thói quen của gà:
– Gà trống thường có những hoạt động nào? (Vỗ cánh… gáy, tranh ăn với gà nhỏ hơn,…)
– Nuôi gà có tác dụng gì?
Như vậy để quan sát miêu tả con gà, học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (Quan sát các bộ phận của gà, thói quen…), thính giác(nghe tiếng gà vỗ cánh và gáy,…)
Đối với bài văn miêu tả đồ vật: Có thể quan sát đồ vật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài,… Để giúp học sinh biết cách quan sát, giáo viên cần có đồ vật cụ thể hoặc đồ vật trong tranh để hướng dẫn. Ví dụ: Với đề bài “Tả cái cặp sách” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:
– Hình dáng, độ lớn của cặp?
– Em hãy kể các bộ phận của cái cặp?
– Cặp làm bằng gì ? màu sắc ra sao?
– Mặt trước, mặt sau của cặp?
– Quai cặp thế nào?
– Nắp cặp, ổ khóa.
– Cặp có mấy ngăn bên trong ?
– Em gìn giữ và sử dụng cặp ra sao?…
Như vậy để quan sát cái cặp, giáo viên hướng dẫn học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (màu sắc, các bộ phận của cặp,..), thính giác(mở khóa cặp nghe “tách”,..), xúc giác( sờ vào cặp thấy mịn, mềm,…), khứu giác(mở cặp ra thấy thơm mùi vải mới hoặc nhựa mới,…)
+ Đối với bài văn miêu tả cây cối: Có hai cách quan sát
– Quan sát đặc điểm về hình dáng của cây, các bộ phận của cây hoặc quan sát theo từng thời kỳ phát triển của cây.
Ví dụ: Với đề bài “Tả cây có bóng mát” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:
– Em hãy nêu các bộ phân của cây?
– Thân cây thế nào?
– Gốc cây ra sao?
– Nêu đặc điểm của cành cây? Của tán lá? hình dáng của lá?
– Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa?
– Hãy nêu ích lợi của cây?
– Những hoạt động có liên quan đến cây ?
Đối với quan sát cây học sinh cũng cần sử dụng các giác quan như: thị giác (quan sát dáng cây, thân cây, cành cây, tán lá,…), thính giác( nghe tiếng gió thổi, lá rơi, chim hót,…), xúc giác(sờ vào thân cây thấy nhám,…), nếu cây có hoa, quả cần sử dụng khứu giác(ngửi mùi hương của hoa, quả,…), vị giác(nếm vị ngọt hay chua của quả,…)
3- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn có đủ 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài:
3.1/ Dàn bài chung:
Yêu cầu tối thiểu của một bài văn là phải có đầy đủ bố cục tức 3 phần : Mở bài- Thân bài- Kết bài. Với mỗi dạng bài văn miêu tả cần tuân theo những điểm chính trong dàn bài chung như sau:
Đối với bài văn miêu tả con vật:* Mở bài: Giới thiệu con vật định tả ( Đó là con vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?…)
* Thân bài:
– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật. (Đầu, mình, chân, đuôi, màu lông,…)
– Tả hoạt động và thói quen của con vật ( Nó thường làm gì? Kể cả khi ăn hay lúc ngủ,…)
* Kết bài: Nêu lợi ích của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật.
+ Đối với bài văn miêu tả đồ vật:
* Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả ( Đó là đồ vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?…)
* Thân bài:
– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của đồ vật. ( nó được làm bằng chất liệu gì? Màu sắc ra sao?…)
– Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật ( Có thể tả lần lượt từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới…)
– Tả hoạt động của đồ vật hay thói quen của em đối với đồ vật đó.
* Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của mình đối với đồ vật vừa tả. Em bảo quản và giữ gìn nó thế nào?
Đối với bài văn miêu tả cây cối:* Mở bài: Giới thiệu cây định tả ( Đó là cây gì? Do ai trồng? Được trồng ở đâu? từ bao giờ?…)
* Thân bài:
– Tả bao quát hình dáng chung của cây.
– Tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng thời kì phát triển của cây. ( Từ lúc cây còn nhỏ đền khi cây lớn trưởng thành ra hoa kết trái, đến lúc trái cây lớn dần và thu hoạch được,…)
– Phối hợp trong khi miêu tả cây là miêu tả sự tác động của con người hay sự vật đối với cây ( Sự chăm sóc hay vui đùa của con người dưới gốc cây,… Các yếu tố thiên nhiên khác như chim chóc, ong bướm, nắng, gió tác động đến cây,…)
* Kết bài: Nêu được tác dụng của cây. Sự chăm sóc hay tình cảm của người tả đối với cây.
3.2/ Trong quá trình miêu tả cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học để bài văn có hồn, sinh động hơn:
Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật: Để dễ tiến hành, tôi gợi ý cho các em trong các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt câu văn bằng hình ảnh và sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,..
* Văn miêu tả con vật: có thể miêu tả hình dáng xen lẫn tính nết hoặc hoạt động của con vật đồng thời lồng vào nêu cảm xúc của mình đối với con vật mà mình tả.
Ví dụ: Tả con gà trống do em chăm sóc có em viết: Cái đuôi của chú có nhiều màu sắc và hơi cong. Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em :
– Đuôi gà trống nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì? (bảy sắc cầu vồng)
– Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? (Trông thật thích mắt).
Sau đó có em sửa lại: Chú có cái đuôi cong như bảy sắc cầu vồng xuất hiện trên bầu trời sau những trận mưa rào mùa hạ, trông thật thích mắt.
* Văn miêu tả đồ vật: có em viết: Con gấu bông ấy thật đáng yêu. Nó có bộ lông mềm mại màu hồng điểm chấm đen ở gan bàn chân.
Sau khi học sinh nêu. Tôi cho học sinh nhận xét bằng những gợi ý mở như sau:
– Đề đồ vật có hồn ta nên gọi đồ vật của mình miêu tả là gì?
– Khi tả ngoại hình của nó em nên miêu tả như thế nào để gây hứng thú cho người đọc?
Sau đó có em sửa lại: “ Chú gấu bông ấy thật đáng yêu. Chú được khoác một cái áo màu hồng mềm mại như nhung làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của chú”.
* Văn miêu tả cây cối: Có em viết: vườn hoa nhà em có rất nhiều loại hoa, mỗi loài có một màu sắc khác nhau.
Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em :
– Vườn hoa có nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì?
– Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
Sau đó có em sửa lại: Vườn hoa như một chiếc mâm cỗ khổng lồ, trên đó đủ các thứ hoa nở xòe như những món ăn hấp đẫn ai cũng muốn thưởng thức.
Như vậy đối với các kiểu bài miêu tả đều vậy học sinh cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để bài văn miêu tả sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
Cảm xúc trong bài văn: Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Điều này, ở những tiết học trước khi làm bài văn, tôi đã lấy ví dụ cụ thể, và đi đến khái niệm về cảm xúc của mình trước sự vật hiện tượng để các em hiểu và sử dụng vào bài viết.
Ví dụ: Con gấu bông là đồ vật như thế nào đối với em? (Nó như người bạn thân biết động viên an ủi em mỗi khi bị điểm kém). Được vào thăm các con thú ở vườn thú em có cảm giác gi?
Tôi thường yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ cảm xúc, nhận xét về một sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy bài văn của học sinh đã tránh được khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
4- Kiểm tra, soát lại dàn ý:
Khi lập xong dàn bài, lưu ý học sinh chưa vội vàng viết ngay vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn khó sắp xếp. Đây là bước quan trọng trước khi viết thành bài văn. Bởi để có bài văn hay, lôi cuốn người đọc thì trước hêt các chi tiết phải lô gíc, trình tự và chặt chẽ. Muốn vậy cần rà soát lại các ý, xác định chi tiết nào chính, chi tiết nào phụ, phần nào viết trước, phần nào viết sau. Tuy nhiên, tùy vào ý tưởng của người viết, có thể sắp xếp các ý theo trình tự riêng của mình.
Chẳng hạn: Khi sắp xếp các ý trong bài văn miêu tả con vật có thể miêu tả hình dáng trước rồi tả các hoạt động và thói quen của con vật sau. Hoặc có thể xen kẽ vừa miêu tả hình dáng vừa tả các hoạt động và thói quen của nó.
5- Thực hành viết bài văn:
Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài văn hoàn chỉnh. Lời văn phải gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng. Lại phải diễn đạt cho có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Muốn đạt như thế các em phải dựa trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, suy nghĩ, lựa chọn cách diễn đạt tốt nhất.
Một bài văn hay là phải có cách sắp xếp chặt chẽ: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng, nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài.
+ Mở bài: Có hai cách mở bài: trực tiếp hoặc gián tiếp
Các em có thể vào bài trực tiếp hay gián tiếp, có thể mở bài bằng một câu hoặc một đoạn văn nhưng bám sát vào nội dung yêu cầu đã xây dựng. Dựa vào cách mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, áp đặt.
Ví dụ: Khi tả chiếc đồng hồ
+ Có em vào đề trực tiếp: Trong gia đình nhà em có rất nhiều đồ vật nhưng em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức. ( Mở bài chỉ một câu nhưng đủ ý)
+ Có em mở bài hơi dài nhưng sinh dộng, gây ấn tượng ngay từ phút đầu:
“ Reng…reng…Cô chủ ơi! Dậy tập thể dục thôi”. Ôi chao! Tiếng gọi của cái đồng hồ báo thức đây mà. Sáng nào nó cũng đánh thức tôi vào lúc sáu giờ. Nó báo hiệu một ngày mới của tôi.
Ví dụ: Tả một con vật mà em thích
+ Có em vào đề trực tiếp: Trong gia đình nhà em có rất nhiều loài vật nhưng em thích nhất là con mèo tam thể.
+ Có em mở bài gián tiếp: Cả gia đình nhà em đều quý con vật. Nhà em nuôi chó, mèo, chim, cá cảnh và cả 2 con sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú cún con.
Ví dụ: Tả cây cối
+ Có em vào đề trực tiếp: Nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn trái nhưng em thích nhất là cây sầu riêng.
+ Có em mở bài gián tiếp: Chiều chiều em cùng bố mẹ đi dạo mát ngoài biển. Ở đây, có bao nhiêu cảnh mà em yêu, nhưng em chỉ thích nhất là được ngồi dưới bóng những cây dừa san sát để hưởng những làn gió biển mát rượi.
Từ đó tôi rút ra kết luận để các em hiểu rằng: Vào bài trực tiếp hay gián tiếp cũng phải bám sát yêu cầu của đề mới viết được bài văn với nội dung tốt, mang tính nghệ thuật cao. Với các em học sinh khá giỏi nên động viên các em mở bài theo cách gián tiếp.
+ Thân bài:
Dựa vào cấu trúc của dàn bài để viết phần thân bài cho thật đầy đủ các chi tiết.
– Về cách dùng từ, phải dùng cho đúng, cho sát và lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn.
Ví dụ: Khi tả bông hoa, có em đã tả:
+ Nụ hoa “chúm chím” nở như hớp từng giọt sương.
+ Hoa quì nở “vàng rực” trong gió “xôn xao”.
– Về viết câu cần linh hoạt, không nên viết theo kiểu công thức đơn điệu, khi viết nên thay đổi chủ thể của câu:
Ví dụ: Hai bên đường vàng rực hoa quì.
Có thể đổi lại: Hoa quì khoe màu vàng rực rỡ hai bên đường.
Hay: Gà mẹ xòe cánh che chở đàn con.
Có thể đổi lại: Đàn gà con vội vàng rúc vào đôi cánh xòe ra che chở của gà mẹ
– Muốn viết được câu hay, cần phải sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh nữa.
Ví dụ về so sánh:
+ Những giọt sương đọng lại ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc.
+ Chùm lông đuôi vừa dài vừa cong óng ả rất hợp với đôi cánh như hai con trai khổng lồ úp hờ hững bên sườn.
Ví dụ về nhân hóa:
+ Lá trong vườn vẫy chào người bạn nhỏ.
+ Dáng đi của trống cồ chậm rãi và oai vệ, ra vẻ một thủ lĩnh lắm.
Như vậy sau khi dùng từ chính xác để đặt câu đúng ngữ pháp, linh hoạt. Học sinh liên kết các câu với nhau thành đoạn, sau đó liên kết các đoạn thành phần thân bài. Lưu ý, mỗi đoạn tả một phần cụ thể của đồ vật, con vật và cây cối.
Ngoài ra cần chú ý lồng cảm xúc của người viết khi miêu tả các sự vật trên.
+ Kết bài: Có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và không mở rộng
Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng đều xuất phát từ nội dung chính. Nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em miêu tả trong bài văn của mình. Phần kêt bài như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình một cách tình cảm, chân tình, đầy quyến luyến. Vì thế khi viết phần kết bài phải thật cô đọng, tránh cách kết bài cộc lốc, công thức.
Thực tế cho thấy các em chỉ liệt kê cảm xúc ( Kết bài không mở rộng) “Em rất thích con cún ấy”. Tôi đã gợi mở để các em nêu ( Kết bài mở rộng): “Cún đã sống với gia đình em rất lâu rồi. Nó rất ngoan, em hi vọng nó lớn lên càng biết vâng lời chủ và trung thành hơn nữa. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là con vật rất trung thành và tinh nghĩa”
Hay với bài văn miêu tả hoa đào, có em kết bài: Em rất thích hoa đào, cứ Tết đến là nhà em lại mua một cành đào. Tôi gợi ý để em viết lại kết bài có hồn hơn: Như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân của miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu
Tham khảo!
Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )
Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)
tham khảo
lấy ví dụ nhé
Các yếu tố miêu tả :
+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại.
+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói.
+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.
- Các yếu tố biểu cảm :
+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc ?
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt.
+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng.
Các yếu tố miêu tả biểu cảm và tự sự không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau : vừa kể, vừa tả và biểu cảm.
- Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.
Em tham khảo nhé:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.
+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.
tham khảo nhé
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào...
Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...
Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng
Các bước lm 1 bài văn tự sự là :
- Tìm hiểu đề , tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết thành bài văn
- đọc và sửa lỗi sai
Trong văn tự sự thường có ngôi kể thứ nhât và thứ 3 .( Khái nghiệm hok ở lp 6 mk ko nhắc lại nhé !)
Câu 2 : tác dụng : Miêu tả : giúp ng đọc hình dung ra được sự vật , nhân vật trong văn bản tự sự đồng thời làm câu văn trở nên sinh động hơn trong mắt ng đọc
Biểu cảm : bộc lộ tình cảm , cảm xúc sau cái lần đó hoặc sau cái sự việc mà ng kể muốn nói . Giúp bài văn có tính truyền cảm .
=> Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta ko nên lạm dụng wa nếu ko thì nó sẽ trở thành bài văn miêu ta hoặc biểu cảm
các bước làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B1 : Xác định nhân vật và sự việc trong bài
B2 : lựa chọn ngôi kể
B3 : lựa chọn thứ tự kể
B4 : xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết trong bài văn
B5 : Viết thành bài
P/S : mk nghĩ z ~~
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
Nội dung chính
Thank Lê Mai Phương