Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ...
Đọc tiếp
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ…tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-Cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả Sách Ngữ Văn 7 – Tập 1)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Câu văn nào mang ý nghĩa sâu sắc nhất lời dạy của cha đối với con?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại chọn cách viết thư?
Câu 5. Từ phần ngữ liệu đã cho, hãy sắp xếp những từ sau vào nhóm từ láy, từ ghép: khôn lớn, thanh thản, dịu dàng, tôi luyện, mong ước, đứa trẻ, đau lòng.
Câu 6. Hãy đặt một câu với một từ ghép Hán Việt có trong đoạn trích.
mình đang cần gấp mong mn giúp
a) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
a. Đoạn trích trích trong "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
b. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
c. Biện pháp được sử dụng: Phép điệp. Tác giả khẳng định: "khi con khôn lớn trưởng thành", "khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện cho con thành người dũng cảm", "dù có khôn lớn khỏe mạnh" thì con vẫn luôn là đứa trẻ trong mắt cha mẹ, con vẫn luôn có cha mẹ dõi theo và bất cứ khi nào cũng có thể trở về trong vòng tay của cha mẹ. Bởi vậy, thật đáng buồn khi con lại cãi lời mẹ khiến mẹ buồn lòng.
d. Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu:
Câu (1): Câu trên thuộc kiểu câu giả thiết - kết quả:
Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm (trạng ngữ), có thể có lúc con (chủ ngữ) // sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng (vị ngữ).
Câu (2) Câu trên thuộc kiểu câu giả thiết - kết quả:
Dù có khôn lớn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa (trạng ngữ), con (chủ ngữ) sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và mong muốn chở che (vị ngữ).