Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.
Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về hạnh sống hết mình của hạt thóc: Sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.
(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, những nết tốt của hạt là gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.” (1.0 điểm)
Câu 4: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? (1.0 điểm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.
Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …
Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…
Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.
~ hỏi j thế~
Trả lời:
- Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;
- Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần
- Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công
- Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống
Các cao nhân cho xin 1 k nha!
Ý kiến thích hợp nhất là ý kiến d. Bởi các ý kiến khác đều không phù hợp lí giải cho hình ảnh “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu”.
a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:
- Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.
- Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:
- Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:
- Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.
d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:
- Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.
e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ "ngôn từ". Câu trên sửa thành:
- Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:
- Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.
h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ "nên". Sửa thành:
- Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.
i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra " những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.
- Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.
k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:
- Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.