Nêu cảm nghĩ của em về ngày 60 năm thành lập trường!!
Mình Đg Cần Gấp ạ mong các bạn giúp mik mik cảm ơi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta cảm nhận được tình yêu thương mái trường của tác giả rât sâu sắc. Hình ảnh mái trường quen thuộc nhưng qua lời văn, lời nhạc của tác giả đã gợi nhớ những điều kì dịu khi ta ở bên cạnh nó. Nơi có những thầy cô hiền, nơi có những người bạn tốt, và là nơi có những điều hay lẽ phải. Thầy cô là người lái đò, thầy cô là người vun trồng lên những hạt mầm nhỏ, những người đi thuyền. Đã chắp cánh cho tương lai, hoài bảo của những đứa trẻ.
~HT~
Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Và bánh đa cua là một đặc sản trong nét ẩm thực của Hải Phòng.
Nguyên liệu chính của món bánh đa là: bánh đa sợi và cua đồng. Ở Hải Phòng có rất nhiều nơi làm bánh đa sợi. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa được làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi. Còn đối với cua thì phải là cua đồng, cua phải béo thì mới ngon. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Cùng với đó là một số loại rau ăn kèm được cho vào bát bánh đa (rau rút, rau cần, rau muống).
Một bát bánh đa cua ngon, kỳ công nhất là ở nước dùng. Sau khi rửa cua sạch, thì bắt đầu chế biến: tách mai ra, lấy phần thân cua và gạch cua. Sau đó đem thân cua thì giã cho mịn, cho nước vào khuấy đều để thịt cua tan ra, lọc lấy nước cua cho vào nồi. Sau khi nêm nếm gia vị cho vừa phải thì cho nước phần nước cua vào. Khi nấu canh cua, cần phải để nhỏ lửa.
Bánh đa sau khi cho vào bát. Sau đó đầu bếp sẽ bắt đầu sắp xếp các món ăn kèm lên trên. Bánh đa cua còn được ăn kèm với rất nhiều món phụ khác. Nếu là một bát bánh đa cua thập cẩm sẽ có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ), thịt lợn xào mộc nhĩ, chả lá lốt, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn. Tùy theo sở thích của từng vị khách mà bát bánh đa sẽ có từng ấy món ăn kèm. Cuối cùng là chan phần nước dùng được chế biến trước đó vào tô. Vậy là đã có một bát bánh đa cua vô cùng hấp dẫn.
Món bánh đa cua phải ăn kèm với rau sống. Gồm có rau muống lá liễu, hoặc rau cần chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút). Cùng với đó là các gia vị như: ớt tươi, hạt tiêu, dấm tỏi, tương ớt, chanh hoặc quất… Tất cả tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn mà tự nêm nếm sao cho phù hợp nhất.
Một bát bánh đa cua nóng hổi, màu sắc đẹp mắt sẽ khiến thực khách không thể nào từ chối. Đối với người dân Hải Phòng, món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai đi xa khi trở về cũng đều muốn được thưởng thức.
Đay là bánh canh nha, mình ko biết có đúng ko nữa
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ nói về chuyện mua bán đất đai. Bức thư gửi thủ lĩnh da đỏ được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Vì qua giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng việc sử dụng đa dạng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên, bảo vệ mạng sống của chính mình.
Em tham khảo :
Từ chớm hoa niên đến tuổi bạc đầu, nếu đã được đọc qua, dễ có mấy ai quên được nhân vật “Dế Mèn” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Yêu thích nhân vật Dế Mèn vì mỗi người có thể soi rọi mình trong hình ảnh ấy: nỗi khát vọng ước mơ và hành động. Dù chỉ được nhân hóa, hình ảnh ấy cứ lồng lộng trong tâm trí người đọc bởi vẻ đẹp trong, ngoài riêng biệt rất thật tính người mà chỉ Dế Mèn mới có, qua bút pháp tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài, bậc kỳ tài trong làng văn Việt Nam.Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Mọi người yêu Dế Mèn vì đây là anh chàng dế thanh niên, cường tráng, cả thân hình một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Không chỉ vậy, chàng còn có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng cáp và nhọn hoắt. Tính ương bướng còn thể hiện bởi cái đầu to và nổi cứng từng tảng cùng cặp râu dài uốn cong, hùng dũng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn.Vì hoàn cảnh sống độc lập từ bé, theo tục lệ lâu đời của họ nhà Dế, Dế Mèn chỉ ở với mẹ được hai hôm đã phải ra riêng. Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.Nhưng thật sự, người đọc nhớ mãi đến “Dế Mèn” bởi sự phát triển về tính cách. Thuyết phục được độc giả, bởi sự thay đổi về tính cách hoàn thiện dần dần và cũng có khi lập lại cái tính nết nghịch ngợm, kiêu căng, hợm hĩnh, coi trời bằng vung để phải đôi lần ân hận không nguôi về cái chết của Dế Choắt và gây thương tật cho bọn dế khác trong những lần tỉ thí trên võ đài bạn trẻ. Nhưng rồi, chúng ta lại cười tán thưởng bởi cái tâm hồn thuần hậu, “giữa đường dẫu thấy bất bình chẳng tha” trước tình cảnh của chị Nhà Trò yếu ớt khi bị bọn Nhện kéo bè ức hiếp, đòi nợ cũ.Với tính cách đó, dường như ai cũng thích đi du lịch, chẳng phải riêng chỉ Dế Mèn. Cái thú giang hồ xê dịch mãi: đi để nhìn, để ngắm, để nghe, để tích lũy vốn sống, thỏa chí tang bồng. Chẳng thể ở yên một chỗ, dù cậu ta yêu biết mấy cái bờ ruộng, góc đầm nước quê hương; đôi lần trở về thăm thú, chàng vẫn khát khao trước viễn cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát. Khát khao đất trời, núi non, sông biển, gió mây; lại thèm tiếng nỉ non hay ồn ả của những người bạn chung quanh; thèm cả một bầu trời biêng biếc ráng chiều khi tìm chốn dừng chân lãng tử đôi ngày trên chuyến đường viễn du xa ngát. Nỗi khát khao cứ kéo dài vô tận khi chàng về thăm quê nhà ít lâu, nằm duỗi chân qua khe cỏ ấu, trông thấy mảnh trời xanh như ước vọng đời mình, cứ muốn tiếp tục bay xa, xa mãi.Qua các chuyến lữ hành, tính cách con người trong Dế Mèn tốt đẹp hơn lên, biết ân hận khi dại dột, biết mưu trí để tìm đường thoát hiểm, biết hiếu cùng mẹ, anh, biết thủy chung cùng bè bạn, không ngại nguy khó giúp người cô thế hay trên đường tìm bạn. Cứ lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân giúp chàng đổi thay tính cách. Mỗi sớm, mỗi chiều lại được gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng mong đi tới một nơi xa lạ, nao nức, bồi hồi được thấy trời xanh, ánh sáng vàng những nắng.Ôi, người đọc gần với Dế Mèn là thế, yêu thích Dế Mèn vì được gởi gắm tâm trạng hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng. Theo bước chân chàng, tâm hồn ta rộng mở. Sau mọi trải nghiệm buồn vui, thành bại ở đời, qua các chuyến phiêu du, ta lại cùng Dế Mèn hăm hở bày cuộc chơi khác. Chính cái say sưa đó, với cách nhìn lạc quan về thế giới đã đem lại cho người đọc đôi nét bâng khuâng, mềm mại cõi lòng.Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới.
Thời gian trôi đi nhanh quá, cứ âm thầm và lặng lẽ mà thấm thoát đã bốn năm tôi ngồi dưới mái trường này. Thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ làm cho tôi cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Ngô Sĩ Liên. Mới ngày nào, tôi còn là cô học trò mới bước vào ngôi trường với nỗi lo lắng, bỡ ngỡ thì giờ đây tôi đã là một học sinh lớp 9 và sắp phải xa mái trường thân yêu-ngôi nhà thứ hai của mình. Trong tôi lúc này đây thật nhiều cảm xúc đang đan xen lẫn lộn, vui có, buồn có, lo lắng có,… nhưng đặc biệt nhất vẫn là lo sợ. Tôi sợ vì phải xa thầy cô,xa mái trường, xa những đứa bạn ngày nào cùng tôi đùa nghịch và chọc ghẹo nhau,… và sợ cả khi phải tự mình bước chân vào một cánh cổng trường mới-cánh cổng trường THPT, điều đó khiến có đôi lúc tôi muốn lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về kì vọng và sự trông mong của thầy cô, nghĩ về niềm tin tưởng mà bạn bè gửi gắm cho tôi, tôi lại muốn đứng dậy để bước tiếp trên đường đua của mình. Và những lúc này, tôi thầm cảm ơn cuộc sống này đã đưa tôi đến mái trường này để tôi được học tập, được yêu thương, được bao bọc dưới tình thương của những người thầy cô đáng quý, những người bạn mà tôi chẳng thể tìm được ở đâu,… Ngôi tường của tôi tự hào mang tên nhà sử học nổi tiếng của quê hương Chương Mỹ-Ngô Sĩ Liên. Trường được thành lâp từ năm 1984, với 30 năm xây dựng và phát triển để cùng hòa nhập với giáo dục Thủ đô, không phải một thời gian quá dài nhưng cũng đủ để trường tôi xây dựng nên một bề dày thành tích đáng tự hào. Nhớ ngày nào, những ngày đầu của tháng 8, tiết trời
Sau hơn nửa đời phiêu bạt, nay được trở về dưới mái trường xưa, với tôi, ký ức đẹp nhất, thân thương nhất vẫn là những tháng ngày được ngồi học dưới mái trường phổ thông cấp 3 Kim Anh (nay là trường Trung học phổ thông Kim Anh) thân yêu này.
Tôi là cựu học sinh lớp D khóa 9 niên khóa 1972-1975 do thầy Dũng – cô Mỹ làm chủ nhiệm, sau sáp nhập vào lớp C do thầy No – cô Cúc làm chủ nhiệm (do học kỳ 1 lớp 10 có 4 đợt tuyển quân vào chiến trường đánh Mỹ).
Nhớ mới ngày nào thầy trò còn đào giao thông hào, hầm trú ẩn tránh bom đạn tại thôn Gia Trung khi trường sơ tán và những ngày thầy trò góp sức xây mới và cải tạo trường cũ tại thôn Thạch Lỗi sau khi Hiệp định Pari được ký kết, giờ đây trong ký ức của tôi vẫn đầy ắp những khuôn mặt thầy cô rất trang nghiêm nhưng tận tuỵ và nhân hậu, vẫn còn đây những trò tinh nghịch của bạn bè trong giờ ra chơi và giờ tan học …
50 năm là quãng thời gian không dài so với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng cũng là dài so với cuộc đời mỗi người. 50 năm qua đánh dấu quá trình hình thành, phát triển vượt bậc của trường cấp 3 Kim Anh. Hôm nay, trở lại trường, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay, lớn mạnh của nhà trường. Cơ ngơi khang trang, tiện nghi học tập và giảng dạy tiên tiến, hiện đại; chất lượng giáo dục, đào tạo được khẳng định; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao, có nhiều em đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và thành phố.
Uống nước nhớ nguồn, 50 năm qua vinh dự là học sinh trường cấp 3 Kim Anh, tôi vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của trường. Từ mái trường thân yêu này, hàng chục nghìn học sinh đã lên đường tới mọi miền Tổ quốc hoặc ra nước ngoài học tập, lao động. Hàng trăm học sinh của nhà trường đã từng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ, có nhiều người đã ra đi không trở về và nhiều người bỏ lại một phần máu thịt ngoài mặt trận để tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ luôn luôn là tấm gương soi sáng để chúng tôi noi theo suốt cuộc đời. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều trọng trách trong xã hội, nhưng dù ở đâu, ở cương vị nào, chúng tôi vẫn mãi mãi là học trò của trường cấp 3 Kim Anh.
Tôi cũng như bao bạn bè luôn trân trọng, biết ơn công dạy bảo của thầy cô. Sự thành công của chúng em hôm nay là nhờ thầy cô dạy dỗ, vun đắp và trang bị cho chúng em hành trang để vào đời, đó chính là: tình yêu quê hương, đất nước, là tình cảm trong sáng thời cắp sách tới trường, là lý tưởng sống, nhiệt huyết, lập trường kiên định để tự tin, vững bước trong mọi môi trường sống, kể cả khi ở trời tây hào nhoáng hay nhưng nơi chiến trường gian khổ, ác liệt một mất một còn với địch, trước mọi hiểm nguy hay cạm bẫy, cám dỗ trong bước đường công tác. Chúng em nguyện mãi mãi phát huy truyền thống vẻ vang của trường cấp 3 Kim Anh, phấn đấu không mệt mỏi, đóng góp hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi xứng đáng là học trò của thầy, cô.