(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng...
Đọc tiếp
(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại hạnh phúc cho người khác và kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.
(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Báo Thanhnienonline, ngày 11.11.2006)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, vì sao không ít thanh niên ngày nay “chẳng cần phải nói ra” lời cảm ơn?(1,0đ)
Câu 3: Theo tác giả, nói lời cảm ơn sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? Ngay lúc này, nếu được nói lời cảm ơn, em sẽ gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến ai? Vì sao? (1,5 điểm)
quá đúng
chuẩn