Chuẩn bị rời xa mái trường , thầy cô rồi! Trường Tiểu học Hồng Lộc yêu dấu với bao kỉ niệm sẽ được khắc sâu mãi trong kí ức
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đoạn văn ấy của bn hay lắm nên mk nghĩ là bn viết thư này tặng thầy cô thì chắc họ sẽ vui lắm bn ạ
Trả lời nekkk
Câu hỏi hơi linh tinh đấy vì đây ko phải câu hỏi.ok
với lại bài j mà nghe ngắn, ít cảm xúc vậy phải viết chi tiết hơn, hay hơn
Mà bạn nghĩ cứ cảm ơn suông vậy thầy cô nào mà vui...Động não tí đi.
CHỊ THAM KHẢO NHÉ Ạ
Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 1Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Buổi học cuối cùng này, có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác nữa đều có cảm xúc xốn xang khó tả.
Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học cuối cùng của cấp học tiểu học.
Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô.
Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5.
Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. Chúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa.
Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Gió rít trên từng cây phương đang buông sắc đỏ. từng chú chim nhảy nhót hót líu lo tạo nên bản hợp xướng tuyệt vời. Tuy nhiên nó vẫn không khiến cho sân trường náo động lên. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến.
Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa.
Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm, nô đùa chẳng mấy chốc sẽ thành dòng kỉ niệm mà thôi. Có lẽ sau này ai cũng sẽ nhớ về những năm tháng đầy ắp niềm vui như ở dưới mái trường tiểu học này.
Chúng em lặng lẽ nhìn nhau, nhìn lại mọi thứ sắp cũ, nhìn cô giáo rồi ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.
Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 2Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai. Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới.
Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi:
“Các em đã chuẩn bị bài học chưa?” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.
Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều…
Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng.
Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga:
– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.
Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang. Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.
Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.
Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 3Thời gian thấm thoát thoi đưa, ngày nào em còn nắm tay mẹ ngơ ngác đứng trước cổng trường tiểu học, mà giờ đây em đã sắp tốt nghiệp để lên một ngôi trường mới trường Trung học cơ sở.
Hôm nay là buổi học cuối cùng của em tại ngôi trường tiểu học thân yêu này. Buổi học này có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác trong lớp đều có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến, một thứ cảm xúc vô cùng khó nói thành lời.
Trên bục giảng lời cô giáo chủ nhiệm của chúng em đang vang lên thân thương, những lời thơ của cô hôm nay em nghe cảm thấy thật rưng rưng xúc động, ngọt ngào và nhiều cảm xúc hơn bất kỳ giờ học nào trước đây. Bởi có lẽ hôm nay là lần cuối cùng cô giảng bài cho chúng em. Hết ba tháng hè này cô lại sẽ tiếp tục đưa một chuyến đò qua sông.
Rồi quay trở lại đón những mầm non mới. Em nhìn cô rồi lướt nhìn ra hàng cây phượng đỏ nơi góc sân trường những tiếng ve kêu râm ran giữa trưa hè oi ả của một ngày cuối tháng 5. Trên những cây phượng quen thuộc những chùm hoa đỏ nở bung rực rỡ. Chúng thản nhiên kiêu hãnh khoe sắc dưới nắng hè chói chang.
Em nhìn quanh từng khóm hoa, gốc lựu đỏ, sao cảm thấy nghẹn ngào nơi cổ họng. Mái trường thân yêu này đã gắn bó với em suốt năm năm qua giờ đây sắp phải chia xa nó lòng em chợt trùng xuống không nỡ ra đi một chút nào.
Buổi học cuối cùng trôi đi thật bình yên, không ồn ào. Các bạn trong lớp ai cũng nghiêm túc ngồi nghe cô giảng, nghe những tâm sự, lời chào tiễn biệt của cô. Lời của cô êm đềm nhiều cảm xúc, phía cuối lớp có một vài bạn nữ lấy vạt áo lên lau nước mắt, tiếng thút thít bắt đầu vang lên thành tiếng.
Cô chủ nhiệm đứng trên bục giảng, giọng dường như cũng lạc đi vì xúc động cô nói” Hôm nay là buổi học cuối cùng của các em tại trường tiểu học Sơn Ca này. Từ ngày mai các em được nghỉ hè rồi chuyển lên cấp hai. Tới một ngôi trường mới cô mong các em ai cũng đều mạnh khỏe , học giỏi và đừng quên ngôi trường này”.
Bạn Thương lớp trưởng thay mặt cả lớp lên tặng quà lưu niệm cho cô rồi phát biểu những lời cảm ơn của lớp về những tình cảm, công lao dìu dắt của cô với tập thể lớp 5A trong suốt thời gian qua.
Sau lời phát biểu của bạn Thương cả lớp đều vỗ tay thể hiện sự biết ơn của mình dành cho cô giáo. Cô giáo nhận gói quà lưu niệm rồi bước nhanh ra khỏi lớp để tránh không để mình bật khóc
Những gương mặt buồn rầu, nuối tiếc, những giọt nước mắt nghẹn ngào của giờ phút chia ly, khiến ai cũng cảm thấy muốn mình trở nên bé lại để được ở mãi nơi này.
Tạm biệt mái trường thân yêu, tạm biệt chỗ ngồi thân thương, tạm biệt bảng đen phấn trắng, “cho dù có đi nơi đâu ta cũng không quên được nhau”
Chúc chị xinh đẹp, học tốt ạ!
Tham khảo :
Năm năm dưới mái trường này, em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về bạn bè, thầy, cô và mái trường. Nhưng thời gian cứ trôi qua, sắp đến lúc em phải tạm biệt ngôi trường .......... và bước sang một ngôi trường cấp hai mới. Ngôi trường đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và kỉ niệm dấu yêu. Trường của em có một vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ với những hàng cây xanh tốt tươi luôn chào đón em đến trường. Trường của em có rất nhiều thầy cô giáo dạy giỏi – những người đã có công rất lớn đối với chúng em. Các thầy cô giáo đã phải mất bao nhiêu công sức để dạy dỗ chúng em thành người. Ở trường, em còn có rất nhiều những người bạn thân thiết, những người bạn luôn chia sẻ, tâm sự với em lúc buồn vui. Sắp đến lúc chia tay rồi, nhưng dù mai này có đi đâu xa, em cũng không quên được mái trường .......... Kìa những quả bóng bay muôn sắc màu bay lên cao, chở theo những niềm mơ ước, như thay cho những lời chúc, lời tri ân, lời từ biệt thầy cô kính yêu và mái trường Tiểu học .......... Sẽ mãi mãi em không quên những giây phút này!
Em tham khảo !
Rời mái trường Tiểu học thân thương, ai cũng mang trong mình một cảm xúc buồn vui khó tả. Mới ngày nào em còn là một học sinh lớp một lạ lẫm vậy mà bây giờ em đã sắp phải tạm biệt mái trường Lê Quý Đôn thân thương này. Ở đây, em đã có bao kỉ niệm đầy lý thú của tuổi học trò. Năm năm trôi qua thật nhanh, vậy là em sắp lên cấp II, em sẽ phải tạm biệt ngôi trường Lê Quý Đôn yêu quý. Tại đây, em đã trải qua biết bao tiết học lý thú, bổ ích, đã có bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mái trường đã mang đến cho em bao người bạn tốt, có bao thầy cô kính yêu. Khi xa trường, em sẽ không quên các thầy, các cô, những người đã cho em một chân trời tri thức rộng lớn, chắc em sẽ nhớ lắm những người bạn thân của mình. Phượng đã nở, ve đã kêu gọi hè về, giờ phút chia tay đã đến, có bao điều em muốn nói với thầy cô, bạn bè, nhưng sao mà khó vậy? Em chỉ biết kính chúc thầy cô ở lại mạnh khỏe, chúc bạn bè thi tốt, chúc các em học sinh ở lại học tập tốt. Sẽ mãi mãi em không quên trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi đã chắp cánh ước mơ cho em.
Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa.
Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!….
5 năm trôi qua……
Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu.
Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con.
Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!
Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa. Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!…. 5 năm trôi qua…… Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu. Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con. Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!
Nhớ tick cho mình nha
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học
Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.
Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.
Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.
Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.
Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.
‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’
Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.
Em tham khảo nhé:
Thời gian trôi qua thật là nhanh, tôi đã là thành viên của mái trường yêu dấu này được hai năm rồi. Đến giờ, tôi vẫn còn cảm xúc nguyên vẹn của mùa hè hai năm về trước. Sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, cha mẹ có rất nhiều sự lựa chọn về một ngôi trường cấp 2 cho tôi. Nhưng có lẽ, duyên trời run rủi… để rồi trường Nguyễn Tất Thành, lớp A8 là nơi chắp cánh ước mơ tiếp theo cho tôi trên con đường dài trở thành một người có ích cho xã hội.
Trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Nguyễn Tất Thành của tôi bao gọn một khoảnh nhỏ nhưng vẫn bề thế, vươn thật cao giữa bầu trời Thủ đô. Một khoảng xanh nho nhỏ với nắng thu vàng nhè nhẹ trong ngày “Chào học sinh lớp 6” để lại trong miền nhớ của tôi bao kí ức trong trẻo về những ngày sắp tới. Nụ cười thân thiện của cô giáo Thu Anh – Hiệu trưởng nhà trường; sự sáng tạo và năng động của các anh chị đến từ nhiều CLB; và sự rộn ràng trong không khí tươi vui của chương trình chào HS lớp 6 khiến ngày đầu đến lớp của chúng tôi từ sự bỡ ngỡ nhanh chóng hóa thân quen tự bao giờ. Sau ngày hôm ấy, lòng tôi luôn trào dâng một cảm giác lâng lâng khó tả. Để rối nó khiến tôi chờ đợi từng ngày, từng ngày đến ngày 1/8… ngày đầu tiên đi học.
Người đầu tiên để lại ấn tượng tại trường Nguyễn Tất Thành cho tôi đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng Nhà trường. Bạn có thích thú không khi được ngồi ăn cơm trưa ở lớp bán trú với “bạn Thu Anh”? Còn với tôi, lúc ấy, thấy vui lắm, lòng cứ rộn ràng lên mà chẳng nói được gì... Ấy là một lần lớp tôi ở lại ăn bán trú và thật bất ngờ, cô Thu Anh đã cầm một suất cơm trưa vào và ngồi xuống thật nhẹ nhàng bên chúng tôi và nói lời ân cần: “Chào các con 6A8, trưa nay các con cho bạn Thu Anh ăn cơm cùng với nhé!”. Cả lớp vừa ngỡ ngàng vừa cười ồ vỗ tay và đồng thanh: “Vâng ạ”. Thế là “bạn Thu Anh” với một suất ăn cũng y như chúng tôi từ tốn ngồi xuống ăn và trò chuyện thật gần gũi. “Bạn Thu Anh” còn ân cần đến từng bàn hỏi thăm các bạn với những câu hỏi quan tâm như tại sao tay lại nhiều mực thế này, tại sao tay lại xước rồi, sao không cởi áo khoác ra cho đỡ nóng,… Với tôi, sự giản dị, thân tình ấy chỉ có thể là những người bạn trao nhau. Đúng vậy, cô Thu Anh - Hiệu trưởng trường tôi thực sự hơn cả một người lãnh đạo nghiêm khắc, một người mẹ nhân từ mà còn là một người bạn gần gũi, sẻ chia. Ai ở trường Nguyễn Tất Thành mà chẳng tự hào khi là học sinh của cô Thu Anh phải không nào?
Nhưng người mà tôi yêu quý, kính trọng và dành nhiều niềm yêu mến hơn cả không ai khác chính là cô giáo chủ nhiệm lớp A8 của chúng tôi, cô giáo Ngọc Châu Vân. Ngày đầu tiên nhận lớp, tôi đã có cảm giác cô Vân thật gần gũi. Đúng như cái tên đặc biệt của cô - cô thật xinh đẹp như một viên ngọc châu báu. Cô Châu Vân có dáng người dong dỏng cao, làn da sáng nhẹ cùng khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi cô nở nụ cười, đôi mắt ấy lại sáng lên bao niềm cảm xúc. Nụ cười âu yếm ấy của cô đã bao lần xua tan đi sự mệt mỏi của chúng tôi. Nhưng tất cả vẻ đẹp bên ngoài đó chỉ là để tô điểm cho tâm hồn của một người mẹ dịu hiền, luôn cố gắng hết sức để các con tiến bộ!
Tôi ấn tượng mãi về cô, về cách cô khơi dậy ý thức học tập ở chúng tôi. Hôm ấy là ngày trả bài kiểm tra giữa học kì I năm lớp 6 - kì thi tập trung đầu tiên của chúng tôi. Lúc đó, chúng tôi mới vào cấp II nên còn lạ lẫm và vụng về lắm, học tập cũng không hề đơn giản như hồi Tiểu học. Những điểm 9, điểm 10 giờ đã trở nên xưa cũ. Thay vào đó là những điểm 6, điểm 7 và cả những điểm 4, điểm 5. Điểm thi của chúng tôi nếu không nói là tệ thì cũng là rất kém với kết quả của một lớp chọn. Hôm đó, không khí lớp học trầm lặng hơn bình thường. Vẫn đó phấn trắng, bảng đen, hành lang ánh nắng vàng ươm vẫn trải đầy; nhưng những khuôn mặt các bạn tôi trong lớp 6A8 không còn rạng rỡ, vui đùa như mọi hôm nữa; cô Châu Vân cũng không còn thường trực nụ cười đôn hậu nữa mà chỉ ánh lên một nỗi buồn thật rõ trong đôi mắt sâu thẳm của cô. Nhưng tuyệt nhiên, cô không mắng hay trách chúng tôi.
Hôm sau cô cũng không tỏ thái độ tức giận gì về việc chúng tôi bị điểm kém. Sự im lặng của cô không có nghĩa là cô mất niềm tin vào chúng tôi, chỉ là cô đang đau đáu nỗi niềm làm thế nào để khơi dậy hứng thú học tập từ đàn con thơ. Rồi, một hôm trong giờ Tự học, bàn tay cô nắn nót viết lên bảng dòng chữ: “Làm thế nào để học tốt?”. Sau đó cô mời các bạn được điểm cao trong kì thi vừa rồi lên chia sẻ với các bạn khác. Cô nói rằng mỗi người sẽ có phương pháp học tập khác nhau, chúng ta không phải bản sao của người khác, nhưng chúng ta có thể học từ người khác những điều phù hợp để biến nó thành của bản thân mình. Cô cũng gửi gắm: “Các con cứ hãy coi việc học như chơi một trò chơi, và trò chơi nào cũng có đích đến, đích đến là trái ngọt, là nụ cười. Vậy nên, các con hãy cố gắng nhìn nhận thật đơn giản việc học hành cũng như cố gắng đạt được cái đích chiến thắng. Cô tin các con sẽ thành công!”.
Những lời nói giản dị ấy của cô Châu Vân đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Và đến kì thi cuối kì, lớp chúng tôi ai cũng tự nhủ rằng mình sẽ không để cô phải buồn, phải mệt nhọc nữa, chúng tôi sẽ làm cô vui. Thế rồi, điều chúng tôi mong muốn cũng đến, điểm số đã khác, không khí đã khác, tươi vui hơn và rạng ngời. Nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt phúc hậu của cô với những lời chúc mừng. Tôi biết lúc ấy cô hạnh phúc, một niềm hạnh phúc thật giản dị, không phải vì cô, mà vì chúng tôi, những đứa con thân yêu của cô.
Tôi yêu những người mẹ thứ hai của tôi. Tôi yêu trường Nguyễn Tất Thành và cả những điều thật giản dị nơi đây. Những điều nhẹ nhàng và ấm áp ấy đã và đang có thật nhiều, và chắc chắn nó sẽ trở thành khoảng kí ức tươi đẹp theo tôi đến suốt cuộc đời.