Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng càng dùng nhiều điện thì giá mỗi số điện (1kWh) càng tăng lên theo các mức như sau:
Mức thứ nhất: Tính cho 100 số điện đầu tiên.
Mức thứ hai: Tính cho số điện thứ 101 đến 150, mỗi số đắt hơn 150 đồng so với mức thứ nhất.
Mức thứ ba: Tính cho số điện thứ 151 đến 200, mỗi số đắt hơn 200 so với mức thứ hai; v.v…
Ngoài ra người sử dụng còn phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Tháng vừa qua, nhà bạn Cường dùng hết 165 số điện và phải trả 95700 đồng. Gọi x (đồng) là giá tiền phải trả cho mỗi số điện ở mức thứ nhất (x > 0)
a)Viết biểu thức theo x biểu thị số tiền điện mà nhà bạn Cường phải trả trong tháng trên không kể thuế VAT
b) Tính giá tiền phải trả cho mỗi số điện ở mức thứ nhất.
tran nguyen bao quanThục TrinhPhùng Tuệ MinhDƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNGRibi Nkok Ngok?Amanda?Hoàng Tử HàNguyenTạ Thị Diễm Quỳnh
Gọi x (đồng) là giá mỗi số điện ở mức thứ nhất (x > 0).
⇒ Giá mỗi số điện ở mức 2 là: x + 150 (đồng)
⇒ Giá mỗi số điện ở mức 3 là: x + 150 + 200 = x + 350 (đồng)
Nhà Cường dùng hết 165 số điện = 100 + 50 + 15.
Như vậy nhà Cường phải đóng cho 100 số điện ở mức 1, 50 số điện ở mức 2 và 15 số điện ở mức 3.
⇒ Số tiền điện (chưa tính VAT) của nhà Cường bằng:
100.x + 50.(x + 150) + 15.(x + 350) = 165x + 12750.
Thuế VAT nhà Cường phải trả là: (165x + 12750).10%
Tổng số tiền điện nhà Cường phải đóng (tiền gốc + thuế) bằng:
165x + 12750 + (165x + 12750).10% = 1,1.(165x + 12750).
Thực tế nhà Cường hết 95700 đồng nên ta có phương trình:
1,1(165x + 12750) = 95700
⇔ 165x + 12750 = 87000
⇔ 165x = 74250
⇔ x = 450 (đồng) (thỏa mãn điều kiện).
Vậy mỗi số điện ở mức giá đầu tiên là 450 đồng.